Thi công chống thấm tường nhà là vấn đề được nhiều người chú tâm từ lúc mới xây dựng bởi tính cấp thiết và nghiêm trọng của nó. Bởi tường nhà là nơi dễ bị thấm dột nhất nên cần phải có những biện pháp chống thấm phù hợp để bảo vệ cấu trúc ngôi nhà cũng như công trình người sử dụng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các biện pháp thi công tường nhà chuyên nghiệp và hiệu quả nhất để đảm bảo ngôi nhà của bạn luôn khô ráo và an toàn.
MỤC LỤC
- 1 Tại sao phải thi công chống thấm tường nhà?
- 2 Nguyên nhân tường nhà bị thấm dột
- 3 Các cách thi công chống thấm tường nhà hiệu quả nhất
- 3.1 Thi công chống thấm tường nhà cũ
- 3.2 Thi công chống thấm tường nhà mới trát vữa chưa xử lý chống thấm
- 3.3 Thi công chống thấm chân tường nhà
- 3.4 Thi công chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề
- 3.5 Thi công chống thấm tường phía trong nhà
- 3.6 Thi công chống thấm ngược cho tường ngoài
- 3.7 Thi công chống thấm tường nhà bị nứt
- 3.8 Thi công chống thấm ngược cho tường nhà và chân tường
- 4 Báo giá thi công chống thấm tường nhà mới nhất
Tại sao phải thi công chống thấm tường nhà?
Nhiều người cho rằng thi công chống thấm tường nhà là không cần thiết. Tuy nhiên, nếu không thực hiện các biện pháp thi công chống thấm kịp thời cho ngôi nhà của bạn thì trong một khoảng thời gian nó sẽ xảy ra tình trạng thấm dột gây ra nhiều hậu quả phải kể đến như:
- Công trình nhanh chóng xuống cấp: Khi bị thấm dột, các nguồn nước sẽ len lỏi qua các kẽ hở, xuyên qua lớp bê tông, gạch vữa vào bên trong ngôi nhà, khi lâu ngày bị thấm nước sẽ làm nứt tường, ảnh hưởng đến kết cấu của công trình, rất nguy hiểm cho người sử dụng
- Mất tính thẩm mỹ: Khi bị thấm dột, hiện tượng xuất hiện rong rêu, vết ố, vết loang lổ hay bong tróc lớp sơn tường rất mất thẩm mỹ trong quá trình sử dụng cũng như làm giảm giá trị kinh tế của công trình
- Tốn kém chi phí sửa chữa về sau: Theo một nghiên cứu thì chi phí sửa chữa khi xảy ra hiện tượng thấm nước bằng 3 lần chi phí khi thực hiện thi công chống thấm từ lúc mới xây dựng.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng: Môi trường ẩm ướt, không khí bí bách là điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc, các loại bọ,… không ngừng phát triển sẽ gây ra các vấn đề về hấp hấp, hệ miễn dịch cho người sử dụng
- Tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ Nước thấm vào tường rất dễ làm hở các mạch điện âm tường dễ xảy ra các hiện tượng chập điện, cháy nổ,…
Nguyên nhân tường nhà bị thấm dột
Nếu nói về nguyên nhân gây thấm dột tường nhà thì rất nhiều và đa dạng từ những nguyên nhân khách quan đến chủ quan. Để các định được quy trình chống thấm phù hợp thì bạn phải xác định nguyên nhân bị thấm dột hay nguyên nhân dễ xảy ra thấm dột nhất của tường nhà bạn là gì.
- Việt Nam có đặc trưng là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với độ ẩm cao, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa khá lớn mà xuất hiện hiện tượng co giãn liên tục của cấu trúc và bề mặt các vật liệu xây dựng, gây rạn nứt tường là điều kiện để nước mưa thâm nhập, thấm ẩm vào bên trong ngôi nhà
- Do tường nhà bị xuống cấp, bong tróc sau một thời gian dài sử dụng làm cho nước dễ dàng thâm nhập theo những vết nứt, mao mạch rỗng của tường vào bên trong. Theo thời gian, tường nhà bị thấm nước tạo thành những vết loang lổ và bong tróc
- Trong quá trình xây dựng, người thợ không thực hiện đúng kỹ thuật xây dựng như sử dụng cốt liệu bê tông không đúng quy chuẩn hoặc không đủ vữa xi măng làm xuất hiện các kẽ hở giữa các viên gạch, bê tông làm cho nước thấm vào tường nhanh hơn
- Không sử dụng các biện pháp chống thấm từ khi bắt đầu xây dựng. Đây là biện pháp trực tiếp nhất và việc bị thấm dột là không thể nào tránh khỏi
- Do vị trí đường ống thoát nước giáp lai tường nhà, rãnh thoát nước của sân thượng,…Nước và hơi ẩm sẽ lần theo những vết nứt, mao mạch rỗng thâm nhập sâu vào bên trong.
Dù là nguyên nhân nào đi nữa, nếu ngôi nhà của bạn xuất hiện hiện tượng thấm dột thì cũng đã đến lúc bạn thực hiện công tác chống thấm cho ngôi nhà của mình.
Các cách thi công chống thấm tường nhà hiệu quả nhất
Chống thấm nước cho tường nhà có nhiều cách, tùy theo từng trường hợp mà có những biện pháp phù hợp nhất. Trước khi bắt tay vào công tác chống thấm bạn phải hiểu được tường nhà bạn đang gặp những vấn đề gì. Sau đây là một số biện pháp thi công tường thường gặp nhất:
Thi công chống thấm tường nhà cũ
Nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột tường nhà cũ thường do xuất hiện nhiều vết nứt, bong tróc tường làm nước lần theo các vết nứt hay mao mạch rỗng thẩm thấu vào trong. Lúc này thì tường nhà đã bị thấm khá nghiêm trọng
Quy trình thi công
Bước 1: Xác định vị trí xảy ra thấm dột để loại bỏ lớp vữa bị ẩm mốc. Xử lý sạch sẽ, chà thật sạch để loại bỏ lớp vữa cũng như bụi cần trên bề mặt cần chống thấm.
Lưu ý: Với những bức tường đã xuống cấp và có nhiều vết nứt thì cần phải làm sạch và mịn tường bằng giấy nhám, sau đó trám lại bằng xi măng và bột chuyên dụng ngồi mới thực hiện lớp phủ thấm nước.
Bước 2: Cạo bỏ lớp sơn cũ, lớp sơn sắp bị bong tróc. Phủ lại toàn bộ bề mặt bằng sản phẩm VITEC PU-268
Bước 3: Sau khoảng 30 phút, tiến hành phủ lớp hơn thứ 2
Bước 4: Đợi sơn khô. Tiến hành nghiệm thu về hiệu quả chống thấm
Thi công chống thấm tường nhà mới trát vữa chưa xử lý chống thấm
Thi công chống thấm tường nhà nên thực hiện từ lúc bắt đầu xây dựng bởi thấm dột không phát sinh ngay từ ban đầu mà gây ra những hệ lụy về sau. Thông thường, khi chúng ta phát hiện thấm dột thì nó đã lan ra một diện tích rộng, đã ảnh hưởng nặng đến kết cấu căn nhà. Chính vì thế, bất cứ công trình nào thì việc chống thấm ngay từ khi ban đầu là rất cần thiết.
Quy trình thi công
Bước 1: Tường mới xây xong cần được tô trát và đánh bóng làm sạch
Bước 2: Sử dụng sản phẩm chống thấm chuyên dụng cho tường VITEC PU-268 lăn lên bề mặt tường để chống thấm toàn bộ bề mặt..
Bước 3: Sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng, tiến hành phủ thêm lớp thứ 2 và có thể phủ thêm lớp thứ 3
Bước 4: Chờ sơn khô, thử nghiệm khả năng chống thấm, nghiệm thu công trình
Thi công chống thấm chân tường nhà
Hiện tượng chân tường bị thấm nước có thể là do nước mưa ngấm từ bên ngoài vào hoặc do hơi ẩm dẫn theo ron gạch bốc lên. Và nguyên nhân phổ biến chính là hệ thống cấp thoát nước cho bếp và nhà vệ sinh bị rò rỉ.
Quy trình thi công
Bước 1: Dùng giấy nhám để làm sạch bề mặt, loại bỏ những vết sần sùi, làm sạch cát bụi trên tường.
Bước 2: Phun lớp lót chống thấm VITEC PR01 để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường và vật liệu chống thấm
Bước 3: Sử dụng VITEC PU-268 lăn lên bề mặt tường để thực hiện chống thấm cho toàn bộ bề mặt
Bước 4: Thực hiện sơn lên lớp thứ 2 và lớp thứ 3 sau từ khoảng 30 phút- 1 tiếng
Bước 5: Tiến hành nghiệm thu, đánh giá hiệu quả chống nước
Thi công chống thấm khe tiếp giáp tường nhà liền kề
Phần lớn các căn nhà đều có khe tiếp giáp nhưng đây chính là vị trí dễ xảy thấm dột vì nó có một khoảng trống nhỏ cho nước thấm vào. Sau đây là 3 biện pháp cụ thể để chống thấm khe giáp tường nhà liền kề mà bạn nên tham khảo
Xử lý chống thấm bằng tôn
Để ngăn chặn trình trạng nước mưa theo khe hở thấm vào trong, một biện pháp hữu hiệu là thiết kế máng tôn ngăn nước chảy xuống thấm vào tường. Cắt các tấm tôn ốp vào, sau đó dùng đinh để cố định vị trí, bắn keo Silicon giữa tường và lớp tôn để ngăn nước mưa rơi xuống.
Chống thấm tường nhà liền kề ngay từ khi bắt đầu xây
Đây là biện pháp mang lại hiệu quả thi công lâu dài nhất so với các biện pháp khác. Đây là một lựa chọn tối ưu được nhiều người sử dụng.
Quy trình thi công cần sử dụng gạch đặc, vữa trộn bê tông gốc chống thấm, trát mác cao. Yêu cầu bề dày tường tiếp giáp tối thiểu là 22cm mới đảm bảo hiệu quả ngăn thấm dột từ ngoài vào.
Sau khi trát lớp tường ngoài xong, sử dụng VITEC PU-268 để thi công lớp tường bên ngoài
Chống thấm ngược tường nhà liền kề
Khi không thực hiện chống thấm từ lúc bắt đầu xây dựng thì biện pháp chống thấm ngược cho tường nhà liền kề được cân nhắc nhất. Tuy nhiên, phương pháp không khả thi vì chi phí thi công cao và không có hiệu quả lâu dài bằng các phương pháp trên
Quy trình thi công
Bước 1: Đối với tường nhà mới xây thì không tiến hành trát tường. Đối với tường nhà đã cũ phải đục bỏ phần tường cần chống thấm, sử dụng giấy nhám mài bề mặt tường cho sạch sẽ và bằng phẳng
Bước 2: Sử dụng phụ gia chống thấm VITEC LATEX làm chất kết nối.
Bước 3: Sử dụng chất chống thấm dạng tinh thể VITEC SEAL phun lên 2 lớp để chống thấm
Bước 4: Đợi 2 – 3 ngày cho lớp chống thấm khô hoàn toàn, tiến hành té nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm ngược
Thi công chống thấm tường phía trong nhà
Tường ngoài luôn cần chống thấm, vậy tương phía trong nhà có cần chống thấm hay không? Câu trả lời tất nhiên là “Có” nhé.
Tường ngoài cần được chống thấm để tránh cho nước và độ ẩm có thể thẩm thấu vào bên trong kết cấu công trình. Đối với tường trong cần phải được chống thấm nhằm ngăn chặn tình trạng tường bị nứt, gây mất thẩm mỹ cho công trình hay hạn chế sự xuất hiện của tình trạng rò rỉ nước có thể ngấm vào hệ thống lưới điện trong gia đình, gây nguy hiểm cho các thành viên.
Đối với sơn chống thấm tường trong, bạn nên sử dụng sơn chống thấm VITEC PU 268 là dòng sơn chống thấm gốc PU 1 thành phần, ngay sau khi mở nắp là bạn đã có thể trực tiếp sử dụng luôn mà không cần pha thêm chất phụ gia nào khác
Quy trình thi công:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt khỏi bụi bẩn, dầu mỡ, nhựa đường, các mảnh vụn. Đảm bảo bề mặt phải sạch, chắc, khô ráo. Tất cả các khe nối và góc phải được xử lý bằng keo xảm khe VITEC PU-SEAL. Tất cả các bề mặt bê tông rỗ, các vị trí bề mặt bê tông hỏng cần được loại bỏ tới bề mặt tốt và trám vá lại bằng vữa sửa chữa chuyên dụng. Kiểm tra độ ẩm của bề mặt , khi độ ẩm < 5% thì tiến hành thi công.
Bước 2: Tiến hành trộn VITEC PU 268 theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 3: Dùng chổi, rulo hoặc bình phun chuyên dụng để thi công phủ đầu tiên với định mức: 0.5 + 0.6 kg/m2.
Bước 4: Sau khoảng 2 giờ khi lớp thứ nhất đã khô, , tiến hành thi công lớp phủ kế tiếp theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất sao cho sao cho chiều dày lớp phủ chống thấm đạt được độ dày 1mm sau khi khô.
Thi công chống thấm ngược cho tường ngoài
Thi công chống thấm tường ngoài là một công việc vô cùng phức tạp, đặc biệt đối với những bức tường không thể chống thấm thuận chúng ta phải thực hiện chống thấm ngược.
Với quy trình chống thấm ngược, chúng ta sẽ sử dụng sản phẩm VITEC PU – 268 an toàn và hiệu quả là người bạn đồng hành.
Quy trình thi công:
Bước 1: Mặt tường cần được làm sạch hoàn toàn bằng cách tẩy rửa, chà nhám và đảm bảo sạch bụi, dầu mỡ, vữa thừa dính trên tường. Trám vá lại những vết lõm và đục bỏ những phần vữa thừa, xi măng đã hỏng.
Bước 2: Dùng máy trộn để khuấy đều VITEC PU-268 với tốc độ thấp khoảng 2-4 phút để thu được hỗn hợp đồng nhất.
Bước 3: Sử dụng chổi quét, ru lô hoặc máy phun sơn để thi công lớp thứ nhất với định mức 0,2-0,4 kg/m2 (tuỳ bề mặt tường).
Bước 4: Để cho lớp sơn khô khoảng 4-6 giờ, thi công lớp thứ hai với định mức tương tự lớp thứ nhất. Đảm bảo lớp thứ hai vuông góc với lớp thứ nhất. Nếu cần, có thể thi công lớp thứ ba để đảm bảo chiều dày tối thiểu 1mm (khi khô).
Thi công chống thấm tường nhà bị nứt
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tường nhà bị nứt như do các yếu tố thời tiết, kết cấu nền móng yếu, sơn trát không đúng kỹ thuật, do tác động của ngoại lực,…làm ảnh hưởng đến kết cấu, tuổi thọ và tính thẩm mỹ của công trình.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên sử dụng sản phẩm nào thì thì đừng lo vì đã có Sơn VITEC PU 268 – Giải pháp toàn diện cho tường bê tông bị nứt. VITEC PU-268 là sơn chống thấm, chống nứt Polyurethane 1 thành phần, đàn hồi, bền bỉ với thời gian.
Quy trình thi công:
Bước 1: Xác định vị trí xảy ra thấm dột loại bỏ lớp vữa bị ẩm mốc, phải làm thật sạch bề mặt tường trước thi công .Chà sạch bề mặt, loại bỏ các lớp vữa bị ẩm – mốc xịt sạch bụi bẩn bán trên bề mặt tường sau khi chà (dùng máy hơi hoặc máy xịt nước áp lực). Cạo bỏ các lớp sơn cũ, lớp bột trét sắp bị bong tróc.
Bước 2: Trộn hỗn hợp VITEC PU-268 với máy khuấy tốc độ thấp từ 1-2 phút để có được hỗn hợp đồng nhất.
Bước 3: Dùng chổi, lu hoặc máy phun chuyên dụng sơn lớp đầu tiên lên bề mặt với định mức sử dụng 0.15 + 0.2 kg/m2
Bước 4: Sau từ 1-2 giờ khi lớp thứ nhất đã khô, tiếp tục sơn lớp thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất. Có thể thi công từ 2-3 lớp sao cho sơn đạt độ dài 1mm sai khi khô. Chú ý tại những vị trí nứt gãy, nên thi công thêm một lớp nữa để đem lại hiệu quả chống thấm.
Bước 5: Che phủ lớp sơn chưa khô để tránh thời tiết nắng nóng hoặc mưa ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sơn.
Thi công chống thấm ngược cho tường nhà và chân tường
Chống thấm ngược là nước ngấm từ phía bên này khiến mặt bên đối diện bị ngấm, chúng ta không thể xử lý chống thấm ở phía mặt có nguồn nước thấm nên cần chống thấm ở mặt đối lập nguồn nước đó. Đây là giải pháp được tìm ra cho những trường hợp không thể thực hiện chống thấm thuận như chống thấm cho vách nhà liền kề bị ngấm nước từ ngoài, chống thấm mặt tường phía ngoài nhà vệ sinh, chân tường,…Tuy nhiên, cần phải thực hiện đúng cách để mang lại hiệu quả mà không tốn kém cho chí cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Để thực hiện chống thấm ngược cho tường nhà và chân tường, bạn có thể sử dụng sản phẩm VITEC SEAl mang lại hiệu quả chống thấm triệt để
Quy trình thi công:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Trước hết cần đục bỏ và cạo hết lớp vữa tại khu vực bị thấm.
- Có thể sử dụng VITEC LATEX trộn cùng vữa hoặc bê tông để trát lại hoặc trám vào các vị trí đục lại.
- Chờ cho khu vực trát lại được khô ráo hoàn toàn sau khoảng 1 tuần. Sử dụng máy chà, chà sạch và quét vệ sinh bề mặt.
Bước 2: Dùng máy khuấy tốc độ thấp để trộn hỗn hợp chống thấm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 3: Dùng máy phun sơn hoặc chổi lu, quét lớp chống thấm VITEC SEAL lên bề mặt chống thấm định mức rắc: 1.0-12 kg/m.
Bước 4: sau khi lớp Vệ sinh sạch sẽ bề mặt mối nối và dùng bay trám bịt kín toàn bộ mối nối bằng vữa VITEC SEAL đã được trộn đạt yêu cầu sơn thứ nhất đã se lại, phủ lớp sơn thứ 2 lên bề mặt sao cho vuông góc với lợp thứ nhất.
Báo giá thi công chống thấm tường nhà mới nhất
Sau đây là bảng giá thi công chống thấm đến từ đơn vị VITEC mà bạn nên tham khảo:
DỊCH VỤ | VẬT TƯ | ĐVT | ĐƠN GIÁ (VNĐ) (TỪ) |
Đục gạch + chuyển xà bần | Không cần vật tư chỉ cần dụng cụ | M2 | 160.000 đến
180.000 |
Xử lý vết nứt bê tông | Epoxy, Sikadur 731, Sikadur 752, Vitec PU SEAL | MD | 225.000 đến
275.000 |
Foam, Senlong SL668, SL669 | M | 175.000 đến
200.000 |
|
Chống thấm sàn đáy tầng hầm | Màng gốc xi măng, Vitec Latex, Vitec Seal, Vitec XP02-HS | M2 | 105.000 đến
125.000 |
Màng PU, Sikalastic 632R, Fosroc Nitoproof 600, Vitec PU-270 | M2 | 225.000 | |
Màng khò gốc Bitum, Sika Bituseal T130SG | M2 | 190.000 đến
215.000 |
|
Xử lý điểm thấm | Xử lý bơm PU điểm thấm, Shenlong SL668, SL669, Vitec Waterplug | Điểm | 160.000 đến
180.000 |
Gia cố bê tông tổ ong bằng Vitec Latex, Vitec Grout. | Điểm | 2.500.000 | 3.500.000 |
Chống thấm cổ ống | Rót Grout, bơm keo cổ ống: Vitec Grout, Vitec Pu Seal, Vitec Latex , Vitec XP02-HS | Điểm | 160.000 đến
200.000 |
Chống thấm vách chân tường | Sử dụng Vitec Grout, Vitec XP02-HS | M | 350.000 đến
375.000 |
Hoàn thiện chống thấm | Sơn nước hoàn thiện: Kansai Idecor 3,5,7,9 | M2 | 50.000 đến
75.000 |
Cán vữa + lót gạch | M2 | 255.000 đến
355.000 |
Hy vọng với những kiến thức hữu ích mà chúng tôi chia sẻ, bạn xác định cho tường nhà của mình một cách thức chống thấm phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với VITEC ngay hôm nay để được tư vấn.