Quy trình thi công màng chống thấm tự dính

Quy trình thi công màng chống thấm tự dính khá dễ dàng, đang là lựa chọn được nhiều chủ thầu ưu tiên lựa chọn bởi giá cả phải chăng sơn so với các biện pháp chống thấm khác nhưng lại đem lại hiệu quả chống thấm đáng mong đợi. Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề  chống thấm bằng màng tự dính như thế nào, hãy tham khảo bài viết về quy trình thi công màng chống thấm tự dính qua bài viết sau đây 

Tìm hiểu về màng chống thấm tự dính 

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu quy trình thi công, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính là gì?

Màng chống thấm tự dính là vật liệu chống thấm có gốc bitum, bề mặt được bao phủ bởi HDPE. Chúng thường có dạng tấm và được phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt và mặt còn lại được phủ một lớp Silicon để bảo vệ.

thi-cong-mang-chong-tham-tu-dinh-1
Màng chống thấm tự dính là gì?

Đặc điểm của màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính sở hữu một số đặc điểm như:

  • Có khả năng chống lại sự thấm nước và hơi nước cao
  • Màng chống thấm hoàn toàn được thi công nguội, có khả năng tự dính nên thi công trở nên dễ dàng và an toàn cho người sử dụng
  • Có độ bám dính tốt lên bất cứ bề mặt nào dù là mặt ngang hay mặt phẳng
  • Có khả năng chống xâm thực clo, sunphat, kiềm loãng và axit tương đối tốt
  • Khả năng kháng lực tốt, chống bị đâm xuyên, bị xé

Ứng dụng của màng chống thấm tự dính

Màng chống thấm tự dính thường được sử dụng để chống thấm nước và bảo vệ kết cấu bê tông ở bất cứ bề mặt nằm ngang hay thẳng đứng. Nó thường được thi công trong các hạng mục có kết cầu ngầm, đường hầm, tường chắn như:

  • Ứng dụng làm tấm trải chống thấm dột cho mái tôn cực kì hiệu quả
  • Làm vật liệu thi công bãi rác, hồ nuôi tôm cá với diện tích lớn
  • Dùng thi công chống thấm cho các hạng mục công trình như sàn nhà vệ sinh, sân thượng, sàn mái
  • Ứng dụng cho những kết cấu ngầm, đường hầm cũng như tường chắn.
thi-cong-mang-chong-tham-tu-dinh-2
Ứng dụng của màng chống thấm tự dính

Quy trình thi công màng chống thấm tự dính

Quy trình thi công chống thấm bằng tự dính đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhằm bảo vệ công trình khỏi sự thấm dột.

Bước 1: Vệ sinh bề mặt

  • Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, dầu mỡ,…
  • Tiến hành trám bề mặt bê tông bị lõm và đục bỏ vật liệu thừa
  • Nếu bề mặt quá xấu có thể làm đâm rách màng, do đó cần phải tiến hành mài phẳng bề mặt

Bước 2: Dùng lu để quét lớp sơn tạo dính VITEC PR03 sao cho dàn phủ đều và kín bề mặt bê tông để nâng cao hiệu quả kết dính của lớp màng với bề mặt thi công.

Bước 3: Sau khi lớp sơn lót khô, bắt đầu dán màng chống thấm từ các điểm hoặc rãnh thấp nhất, vì dòng nước sẽ chảy qua hoặc chảy song song với các rãnh đó nhưng không chảy ngược lại. Phần dư tại các tầm màng sẽ được sử dụng để lắp đặt các tấm chồng lên nhau theo thứ tự, tấm sau sẽ gối lên tấm trước đó.

Bước 4: Tiến hành bóc lớp Silicon và cẩn thận tháo cuộn màng chống thấm. Tiến hành dán và tì mép để màng sát với mặt nền, dán màng từ giữa sau đó bắt đầy tì ra 2 mép để đẩy không khí ra ngoài. 

Bước 5: Dùng con lăn lăn trên bề mặt màng để đảm bảo độ bám dính tốt. Sau đó, thực hiện thi công lớp màng bảo vệ.

Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình.

thi-cong-mang-chong-tham-tu-dinh-3
Quy trình thi công màng chống thấm tự dính

Cách chọn màng chống thấm tự dính phù hợp với ngôi nhà

Thi công màng chống thấm tự dính là biện pháp chống thấm hữu hiệu với giá thành rẻ, thi công dễ dàng và an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, không phải loại màng nào cũng phù hợp với mọi công trình, việc lựa chọn màng chống thấm cần phải tuân thủ những lưu ý sau:

  • Nhu cầu và điều kiện công trình: Bạn cần xác định những yếu tố như độ ẩm, áp suất nước, độ kín nước, độ bền và chi phí . Ngoài ra, cần phải xem xét kết cấu bê tông, khe co giãn, các chi tiết khác của công trình.
  • Tìm hiểu các màng tự dính khác nhau trên thị trường: Bạn cần tìm hiểu, tham khảo các nguồn thông tin uy tín về đặc điểm, công dụng, ưu, nhược điểm và cách thi công của từng loại màng để xem xét loại màng nào phù hợp với công trình nhất.
  • So sánh và đánh giá các loại màng tự dính: Hãy tiến hành so sánh các chỉ tiêu như độ bền, độ thấm nước, khả năng che phủ các vết nứt, kháng hóa chất và các tác nhân xâm thực. Ngoài ra, bạn cần xem xét mức độ phù hợp của các màng tự dính với các vật liệu khác trong công trình
  • Nên lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín: Để chống thấm triệt để và mang lại hiệu quả lâu dài, bạn nên lựa chọn đơn vị cung cấp sản phẩm uy tín, có kinh nghiệm và thời gian bảo hành đảm bảo.
thi-cong-mang-chong-tham-tu-dinh-4
Cách chọn màng chống thấm tự dính phù hợp với ngôi nhà

Lưu ý khi thi công màng chống thấm tự dính

Không chỉ cần phải lựa chọn những sản phẩm chống dính phù hợp mà còn phải thực hiện thi công đúng kỹ thuật mới mang lại hiệu quả. Sau đây là một số lưu ý bạn nên ghi nhớ khi thực hiện thi công màng chống thấm tự dính:

  • Tại vị trí chồng mí, biên độ chồng mí từ 7 – 10 cm và phải dùng bay để miết mạnh nhằm làm kín phần tiếp giáp.
  • Các vị trí yếu như góc tường, khe co giãn, cổ ống,… phải gia cố để kéo dài tuổi thọ màng
  • Sau khi thi công nếu có hiện tượng xuất hiện bong bóng khí làm rộp màng cần phải dùng vật sắc nhọn chọc thủng màng cho đến khi thoát khí hết rồi dán chồng tấm khác vào.
  • Sau khi thi công màng chống thấm, phải lập tức làm lớp bảo vệ để tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển thiết bị,…
  • Tránh để màng dài ngày mà không thi công vì màng rất dễ bong rộp do sự thay đổi của nhiệt độ.

Hy vọng qua bài viết này sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích cho việc thực thi các biện pháp thi công màng chống thấm tự dính. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Vitec ngay lập tức, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn mọi lúc mọi nơi.