Quy trình sơn chống thấm ngoài trời đúng kỹ thuật

Quy trình sơn chống thấm ngoài trời là một trong những quy trình quan trọng nhất trước khi hoàn thiện ngôi nhà để bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi tình trạng ngấm nước, đảm bảo tính thẩm mỹ bền bỉ với thời gian và kéo dài tuổi thọ công trình. Nếu bạn còn chưa biết thực hiện quy trình sơn chống thấm ngoài trời như thế nào cho đúng kỹ thuật, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Khái quát về sơn chống thấm ngoài trời

Sơn chống thấm ngoài trời là lớp sơn có độ co giãn cao tạo ra lớp màng bảo vệ bề mặt ngăn chặn nước thẩm thấu từ bên ngoài vào trong. Sơn chống thấm ngoài trời là một “vũ khí” luôn giữ cho ngôi nhà bền, đẹp, thông thoáng và sang trong.

Hầu như tất cả các công trình đều cần phải sử dụng sơn chống thấm ngoài trời bởi sơn chống thấm ngoài trời có những ưu điểm cần phải kể đến như:

  • Giúp ngăn cản nước mưa thẩm thấu từ bên ngoài vào trong và hạn chế tối đa những ảnh hưởng từ thời tiết đến bề mặt.
  • Bịt kín những khe hở trên tường, ngăn chặn nước rò rỉ qua các mao mạch rỗng vào trong, điều này giúp bảo vệ cấu trúc ngôi nhà, kéo dài tuổi thọ của cả công trình.
  • Bảo vệ ngôi nhà khỏi nấm mốc, rong rêu, bám bụi vì bề mặt sơn chống thấm láng mịn và trơn bóng.
  • Sơn bền màu, giữ cho màu sắc tường nhà được tươi lâu, đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Đảm bảo an toàn cho các thiết bị, nội thất bên trong, đặc biệt là ổ điện âm tường, các loại thiết bị điện tử sát tường và hơn nữa là đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  • Thành phần trong sơn không gây hại cho sức khỏe, an toàn cho người sử dụng.
  • Tiết kiệm một khoản phí phí lớn khi phải tu sửa, bảo trì công trình nếu xảy ra tình trạng thấm dột.

Để đạt được những điều này thì quy trình sơn chống thấm ngoài trời thật sự rất quan trọng và cần phải đúng kỹ thuật.

quy-trinh-son-chong-tham-ngoai-troi-1
Khái quát về sơn chống thấm ngoài trời

Quy trình sơn chống thấm ngoài trời đúng kỹ thuật 

Chuẩn bị trước khi sơn chống thấm ngoài trời

Chuẩn bị bề mặt thi công: 

  • Đối với bề mặt đã cũ: Làm sạch bề mặt tường, cần xử lý hết bụi bẩn, rong rêu, bít kín và sử dụng giấy nhám, máy chà để lấp kết các vết nứt, các lỗ trên mặt tường với  mục đích gia tăng độ bám dính cho sơn chống thấm khi thi công giúp công trình được bảo vệ kỹ càng hơn. Để bề mặt khô từ 21 – 28 ngày rồi mới thi công.
  • Đối với bề mặt mới xây dựng: Việc làm sạch bề mặt cũng rất quan trọng vì bụi bẩn còn bám lại trên tường sẽ ngăn khả năng bám dính của sơn. Sau khi làm sạch, bạn nên sử dụng bột bả matit trộn đều và đem bít các lỗ và những chỗ nứt nẻ trên tường, tạo cho bề mặt tường sự nhẵn mịn. Để bề mặt khô từ 12 – 15 ngày rồi mới thi công
  • Đảm bảo về mặt tường sạch, khô, ổn định với độ ẩm thích hợp

Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu thi công

Trong bài viết này, chúng ta sẽ lựa chọn VITEC PU 268 sơn chống thấm, chống nứt Polyurethane 1 thành phần, đàn hồi, bền bỉ với thời gian làm vật liệu chống thấm .Đôi với dụng cụ thi công cần phải chuẩn bị chổi và rulo cỡ lớn để lăn sơn. Ngoài ra, nên chuẩn bị thang gấp và giàn giáo để thi công phù hợp với độ cao của căn nhà.

Tiến hành sơn chống thấm ngoài trời 

Sau khi đã chuẩn bị và xử lý xong bề mặt thi công, chúng ta sẽ tiến hành quy trình sơn chống thấm ngoài trời tiếp theo.

Đối với lớp sơn chống thấm:

  • Mở nắp thùng và dùng que cứng (thùng nhỏ) hoặc máy khoan cầm tay có gắn cánh khuấy bằng thép (thùng to) khuấy trộn VITEC PU-268 với tốc độ thấp (500 vòng/phút) trong khoảng thời gian 1 + 2 phút để hỗn hợp đạt độ đồng nhất yêu cầu.
  • Dùng chổi quét hoặc lu lăn, súng phun thì công lớp phủ đầu tiên với định mức: 0.15- 0.2 kg/m2 
  • Khi lớp phủ đầu khô (thời gian khoảng 1-2h), tiến hành thi công lớp phủ kế tiếp theo chiều vuông góc với lớp trước sao chiều dày lớp phủ chống thấm đạt được độ dày 1mm (sau khi khô).
quy-trinh-son-chong-tham-ngoai-troi-2
Quy trình sơn chống thấm ngoài trời đúng kỹ thuật 

Một số kinh nghiệm khi thực hiện sơn chống thấm ngoài trời

Một công trình để đạt được hiệu quả chống thấm tốt không chỉ cần chọn được loại sơn chống thấm tốt mà còn phải thực hiện thi công đúng quy trình. Dưới đây là những lưu ý từ những chuyên gia giàu kinh nghiệm để quy trình sơn chống thấm ngoài trời mang lại hiệu quả tối đa:

  • Nên chống thấm thuận từ phía có nguồn nước: Chống thấm thuận từ phía có nguồn nước là một biện pháp chủ động và hiệu quả. Chỉ thực hiện chống thấm ngược khi không thể thực hiện chống thấm thuận từ phía có nguồn nước.
  • Sơn sau khi xây, trát và trước khi hoàn thiện: Loại sơn chống thấm ngoài trời này chỉ được sử dụng sau khi xây, trát xong và trước khi thi công phần hoàn thiện.
  • Vệ sinh mặt tường trước khi chống thấm: Bề mặt tường trước khi sơn chống thấm cần phải được vệ sinh sạch các bụi bẩn, trám, tạo bề mặt bằng phẳng và sạch sẽ để sơn chống thấm ngoài trời bám lên một cách tốt nhất. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm.
  • Nên sơn nhiều tầng, nhiều lớp: Bạn nên thực hiện sơn từ 2 -3 lớp sơn. Nhất là những mặt tường bị gồ ghề, lồi lõm nên cần sơn kỹ để không bỏ sót bất cứ góc khuyết nào. Hơn nữa sử dụng nhiều lớp sơn cũng sẽ giúp công trình được chống thấm hiệu quả trong thời gian dài.
  • Sơn chống thấm ngoài trời vào thời tiết khô ráo: Nên chọn ngày khô ráo, độ ẩm thấp để sơn chống thấm ngoài trời có thể bám dính vào mặt tường chặt chẽ, mang lại hiệu quả bền bỉ cho công trình. Vì thế khi thi công bạn nên chọn những ngày có độ ẩm dưới 85% và thời tiết nắng, khô ráo.
quy-trinh-son-chong-tham-ngoai-troi-3
Một số kinh nghiệm khi thực hiện sơn chống thấm ngoài trời

Bài viết trên đã cung cấp về quy trình sơn chống thấm ngoài trời một cách chi tiết, hy vọng nó sẽ có ích trong việc thi công của bạn. Nếu vẫn chưa biết sử dụng loại sơn chống thấm nào phù hợp nhất, hãy liên hệ với VITEC ngay bây giờ để được tư vấn.