Chống thấm hố pít thang máy đang là hạng mục trở nên phổ biến nhất là ở thành thị, đất chật, người đông, các nhà cao tầng mọc san sát nhau chính vì thế số lượng thang máy ngày càng nhiều. Tuy nhiên, đây là hạng mục mới mẻ nhiều người chưa hình dung được hố pít thang máy là gì và quy trình chống thấm như thế nào. Chính vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật thông tin về chống thấm hố pít thang máy qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC
Hố pít thang máy là gì?
Hố pít thang máy là là phần nằm ở dưới cùng của giếng thang, nó được tính từ mặt sàn tầng dừng thấp nhất xuống đất. Phần pít thang máy thường có độ cao âm so với độ cao tự nhiên của mặt đất.
Tiêu chuẩn kỹ thuật của hố thang máy
Trước khi đi vào tìm hiểu về kỹ thuật chống thấm hố pít thang máy, chúng ta sẽ phải nắm rõ tiêu chuẩn kỹ thuật của hố thang máy:
- Sàn của hố thang phải có khả năng chịu được lực tác dụng của ray dẫn hướng, trừ các ray dẫn hướng kiểu treo khối lượng tính bằng kg của các ray dẫn hướng cộng với phản lực. Tính bằng N tại thời điểm hoạt động của bộ hãm an toàn. Sàn của hố thang phải có khả năng chịu được lực tác dụng của thiết bị giảm chấn, cabin.
- Trong trường hợp đặc biệt buộc phải bố trí hố thang máy phía trên khoảng không gian (hố lửng) có thể có người qua lại, thì phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Sàn hố PIT phải chịu được tải trọng không nhỏ hơn 5000 N/m2
+ Phải có một cột chống dưới vị trí bộ giảm chấn của đối trọng, nếu không, phải trang bị bộ hãm an toàn cho đối trọng.
- Hố PIT thang máy phải có đường lên xuống an toàn (các quai sắt chôn trong tường, thang tay cố định, bậc xây…). Bố trí ở lối vào cửa tầng và không gây cản trở chuyển động hết hành trình của cabin hoặc đối trọng.
- Độ sâu của hố thang máy phải thích hợp. Sao cho khi cabin đạt vị trí thấp nhất có thể (khi giảm chấn đã bị nén hết) thì phải đáp ứng ba yêu cầu bắt buộc để đảm bảo các yếu tố an toàn.
Vai trò của hố pít thang máy gia đình
Hố pít là 1 phần không thể thiếu của hố thang máy gia đình, vì vậy nếu muốn lắp đặt thang máy thì nhất định phải có phần hố pít. Hố pít thang máy có vai trò:
- Dùng để chứa những thiết bị như giảm chấn
- Là nơi để cabin di chuyển xuống khi thang máy gia đình dừng ở tầng dưới cùng.
- Dưới hố pít là nơi gắn các thiết bị an toàn cho thang máy, nó sẽ là không gian an toàn cho tình huống như thang máy vượt hành trình cho phép.
- Hố pít còn là nơi mà nhân viên kỹ thuật đứng để thao tác trong việc bảo trì, bảo dưỡng thang khi cần thiết.
Lý do phải chống thấm hố pít thang máy
Bất kỳ hạng mục thang máy nào cũng cần được chống thấm vì hố pít thang máy thường ở vị trí thấp nhất của tòa nhà, nằm trong mặt đất và cũng là nơi dễ bị thấm dột nhất.
- Nếu không được chống thấm hố thang máy thì sau khi đưa vào sử dụng, hố pít thang máy gia đình sẽ bị thấm nước ngấm vào gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các bộ phận kỹ thuật của thang máy như hệ thống máy móc thiết bị, khiến thang máy nhanh xảy ra hư hỏng. Ngoài ra, việc bị ngấm nước rất nguy hiểm đối với người sử dụng
- Việc chống thấm cần được thực hiện ngay từ đầu, tránh tình trạng sau khi đưa vào sử dụng mới chống thấm, lúc này sẽ rất phức tạp, khó khăn trong việc thực hiện và tốn nhiều chi phí.
- Với những hố thang máy gia đình xây dựng bằng khung thép, nếu không chống thấm tốt, để bị ngấm nước, nó sẽ làm gỉ tét khung sắt trong quá trình dùng rất nguy hiểm trong thời gian dài.
Nguyên nhân khiến hố pít thang máy bị ngấm nước
Đây là hạng mục rất dễ bị thấm dột do có nhiều nguyên nhân dẫn đến thấm dột hố pít, một số nguyên nhân phải kể đến như:
- Hố thang máy là nơi được đào âm xuống lòng đất, vì vậy nó thường bị ảnh hưởng bởi nước ngầm có áp lực lớn trong lòng đất, do đó dễ bị ngấm nước ngầm.
- Trong quá trình lắp đặt thang máy gia đình sẽ phải khoan xuyên nền gây thấm qua các lỗ bu lông.
- Khi xây dựng hố thang máy không chống thấm hố pít, hoặc việc chống thấm không đúng quy trình, sau quá trình sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng ngấm nước.
- Do rò rỉ, nứt vỡ đường ống nước làm cho nước len lỏi qua khu vực hố pít thang máy gây ra thấm dột.
Các vật liệu chuyên dùng cho chống thấm hố pít thang máy
Vì thang máy là hạng mục quan trọng yêu cầu độ chống thấm mang lại hiệu quả lớn. Chính vì thế, chúng ta cần phải sử dụng những vật liệu chuyên dùng để chống thấm cho hố pít thang máy như:
- Chống thấm hố thang máy bằng các sản phẩm từ gốc xi măng.
- Chống thấm hố pít thang máy bằng dung dịch gốc silicate trong khi thi công, nó không tạo màng chống thấm trên bề mặt của bê tông.
Các biện pháp thi công hố pít thang máy
Việc chống thấm hố pít thang máy đòi hỏi phải thi công đúng kỹ thuật và đúng quy trình để mang lại hiệu quả tối đa và lâu dài. Sau đây là 2 cách thi công hố pít thang máy được các nhà thầu ưu tiên sử dụng từ các hạng mục nhỏ đến lớn.
Chống thấm hố thang máy bằng phun thẩm thấu
Đây là biện pháp thi công chống thấm hố pít thang máy mang lại hiệu quả cao bằng cách sử dụng vật liệu chống thấm thẩm thấu vào bên trong bề mặt bê tông hay còn gọi là chống thấm ngược. Với biện pháp này, chúng ta lựa chọn tinh thể thẩm thấu VITEC SEAL làm bạn đồng hành.
Quy trình thi công:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch toàn bộ bề mặt hố thang khỏi bụi bẩn, tạp chất hữu cơ, dầu mỡ,…, đục bỏ lớp vữa thừa, tiến hành tráng một lớp vữa mới để làm phẳng bề mặt hố.
- Trát lại bằng vữa mới để làm phẳng mặt hố.
- Phun nước để tạo độ ẩm cho bề mặt chống thấm nhưng không được để đọng nước.
Bước 2: Tiến hành trộn hỗn hợp chống thấm tinh thể VITEC SEAL với nước bằng máy trộn tốc độ thấp (600 vòng/phút) theo tỉ lệ mà nhà sản xuất yêu cầu trong vòng từ 3 – 5 phút để có được hỗn hợp đồng nhất và đảm bảo không bị vón cục.
Bước 3: Phun hỗn hợp chống thấm tinh thể thẩm thấu VITEC SEAL đều lên toàn bộ bề mặt hố thang máy với độ dày từ 2-3mm.
Bước 4: Sau khi lớp đầu tiên khô, tiếp tục phun lớp thứ 2 theo chiều vuông góc với lớp thứ nhất với độ dày tương tự.
Bước 5: Tráng một lớp vữa bảo vệ cho quy trình chống thấm hố thang máy.
Chống thấm hố thang máy bằng sản phẩm VITEC XP02-HS (Hoặc VITEC XP02)
VITEC XP02-HS là ứng cử viên hàng đầu cho hạng mục chống thấm hố pít thang máy. VITEC XP02 HQ là lớp phủ chống thấm xi măng Polyme 2 thành phần dược cải tiến các tính năng so với các vật liệu chống thấm gốc xi măng-Polyme thông thường có tính đàn hồi, độ kết dính, độ dẻo và độ bền chất lượng cao.
Quy trình thi công:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
- Vệ sinh toàn bộ bề mặt hố thang Khỏi bụi bẩn, tạp chất…
- Đục bỏ lớp vữa thừa, tiến hành tráng một lớp vữa mới để làm phẳng bề mặt hố.
- Trát lại bằng vữa mới để làm phẳng mặt hố.
- Tiến hành tạo ẩm bề mặt bằng cách phun sương. Chú ý tránh để đọng nước lên bề mặt.
Bước 2: Đổ thành phần bột từ từ vào thành phần chất lỏng theo tỉ lệ mà nhà sản xuất yêu cầu và trộn đều với nhau cho đến khi đạt được hỗn hợp đồng chất.
Bước 3: Thi công lớp thứ nhất VITEC XP-02 HQ bằng rulo, chổi quét sơn hoặc phun. Thi công lớp thứ 2 khi lớp thứ nhất đã se bề mặt, chiều quét lớp sau vuông góc với lớp trước, chiều dày tối thiểu mỗi lớp từ 2 – 3 mm.
Bước 4: Tiến hành tráng một lớp vữa bảo vệ cho hố pít để mang lại hiệu quả tối đa.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết nhất về chống thấm hố pít thang máy, hy vọng có sẽ có ích cho dự định chống thấm của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp thì đừng ngần ngại mà liên hệ với VITEC ngay hôm nay.