Biện pháp thi công chống thấm tầng hầm được chúng tôi giới thiệu qua bài viết sau đây là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, được nhiều nhà thầu sử dụng trong các công trình mang lại hiệu quả chống thấm triệt để 100%. Bởi tầng hầm là nơi dễ bị thấm dột nhất thường xuyên chịu ảnh hưởng của những tác nhân như hơi ẩm, áp lực nước ngầm,…Chính vì thế, cần phải thực thi các biện pháp chống thấm một cách hiệu quả để bảo vệ toàn bộ cấu trúc công trình, kéo dài tuổi thọ cũng như đảm bảo tính thẩm mĩ cho cả căn nhà.
MỤC LỤC
Chống thấm tầng hầm là gì?
Tầng hầm là vị trí thấp nhất của các công trình xây dựng, chúng thường nằm sâu trong lòng đất và có độ ẩm rất cao. Ngoài ra, nó không chỉ chịu tác động của độ ẩm trong lòng đất mà còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Chính vì thế, kết cấu bê tông của tầng hầm bị ảnh hưởng hơn các thi vực khác nên việc thực thi biện pháp thi công chống thấm tầng hầm cũng phải tiến hành kĩ lưỡng để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất.
Tại sao phải chống thấm tầng hầm?
Nhiều người cho rằng thi công chống thấm không hề quan trọng nên trực tiếp bỏ qua nó. Tuy nhiên, vấn đề thấm dột không xuất hiện từ lúc xây dựng mà sau một thời gian sử dụng mới phát hiện ra, lúc này hiện tượng thấm dột cũng đã nghiêm trọng. Chính vì thế, việc thực hiện các biện pháp chống thấm cho tầng hầm là rất cần thiết.
- Tầng hầm là nền móng của cả công trình từ vài tầng đến vài chục tầng,chính vì thế nó phải chịu áp lực rất lớn. Việc thi công chống thấm tầng hầm giúp bảo vệ cấu trúc ngôi nhà, kéo dài tuổi thọ cũng như bảo vệ an toàn của người sử dụng
- Tầng hầm của những ngôi nhà cao tầng thường phải đào sâu, dễ chạm vào các mạch nước ngầm gây ra hiện tượng chống thấm ngược. Khi bị thấm nước gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, gây hư hỏng hàng hóa đang tàng trữ ở hầm. Một số hầm dùng làm nơi để xe, nếu bị thấm ướt dễ gây ra hư hỏng và cháy nổ
- Việc thực thi các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm góp phần bảo vệ tính thẩm mỹ bền bỉ với thời gian. Thực hiện chống thấm đúng cách sẽ hạn chế tối đa sự xuất hiện của rong rêu, ẩm mốc, nứt nẻ, bong tróc,…
Nguyên nhân và hậu quả khi tầng hầm bị thấm dột
Trước khi đi vào tìm hiểu các biện pháp thi công, chúng ta cần phải xác định được những nguyên nhân nào khiến tầng hầm gây ra thấm dột và hậu quả mà nó mang lại như thế nào.
Nguyên nhân gây ra thấm dột ở tầng hầm
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thấm dột ở tầng hầm, sau đây là một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến như:
- Quy trình chống thấm không đúng cách: Tầng hầm được thiết kế sơ sài, không chuẩn, kiến trúc sư thiếu kinh nghiệm, không nắm rõ được bản chất quy trình chống thấm chính vì thế chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, công trình đã xảy ra hiện tượng thấm dột
- Dùng bê tông kém chất lượng: Bản chất của bê tông có tính đàn hồi và giãn nở nên khi sử dụng bê tông kém chất lượng làm xuất hiện mao mạch rỗng gây ra hiện tượng thấm nước sau một thời gian sử dụng.
- Sử dụng biện pháp thi công giá rẻ, kém chất lượng: Mặc dù giá thành biện pháp thi công chống thấm tầng hầm kiểu này rẻ hơn nhưng chống thấm bằng cách thấm chỗ nào chắp chỗ đó khiến cho tầng hầm không đảm bảo và rất nhanh hỏng
- Địa thế tầng hầm: Vì tầng hầm nằm sâu trong đất nên dễ chịu ảnh hưởng bởi mạch nước ngầm, hệ thống cấp thoát nước nên khó tránh khỏi việc thấm nước
- Thời tiết: Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, một số thời điểm trong năm xuất hiện nồm kéo dài. Ngoài ra, độ ẩm không khí tăng cao và sự chênh lệch nhiệt độ giữa các màu khá lớn gây phá hủy cấu trúc vật liệu, khiến cho nước xâm nhập mộ cách dễ dàng hơn
- Rò rỉ đường ống dẫn nước: Khi nước bị thấm trong thời gian dài mà không kịp thời phát hiện thì việc thấm nước là không thể tránh khỏi
Hậu quả khi tầng hầm bị thấm dột
Khi không thực thi kịp thời các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hoặc việc thi công không hiệu quả sẽ dẫn đến những hậu quả phải kể đến như
- Xuất hiện các vết loang lổ, ố vàng, khiến cho lớp sơn trở nên bong tróc, gây ra tình trạng ẩm mốc, rong rêu gây mất thẩm mỹ cho người sử dụng
- Khi không được xử lý tình trạng thấm nước là xuất hiện các vết nứt, kết cấu công trình trở nên yếu đi dễ xảy ra sạt lở, sụt lún
- Tầng hầm bị thấm nước, rò rỉ nước rất dễ trơn trượt, rất nguy hiểm cho người sử dụng
- Tầng hầm ẩm ướt, môi trường bí bách chính là điều kiện để các loại vi khuẩn, ruồi muỗi,… phát triển. Khi tiếp xúc trong một thời gian dài gây ra những vấn đề về sức khỏe như hô hấp, hệ miễn dịch
Khi đã xảy ra hiện tượng thấm nước, chi phí sửa chữa, bảo trì sẽ tốn hơn nhiều so với chống thấm ngay từ ban đầu mới xây dựng. Do vậy, phương án hiệu quả nhất để xử lý các vấn đề trên là thực hiện các biện pháp thi công chống thấm cho tầng hầm.
Các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả
Trước khi thực thi các biện pháp chống thấm tầng hầm, bạn cần xác định được nguyên nhân khiến tầng hầm của mình bị thấm nước để xác định phương án chống thấm phù hợp. Sau đây là 3 cách thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất hiện nay.
Biện pháp thi công chống thấm vách ngoài tầng hầm
Đây là biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả nhất vì nó bảo vệ bê tông cũng như là cách chống thấm thuận. Chống thấm vách ngoài tầng hầm có thể dùng màng chống thấm lỏng gốc cao su-bitum đàn hồi cao VITEC MEMBRANE
Quy trình thi công
Bước 1: Vệ sinh bề mặt
- Loại bỏ tạp chất, bụi, cát, dầu mỡ còn sót lại trên bề mặt chống thấm
- Mài phẳng những bề mặt gồ ghề và trám lại những chỗ lõm
Bước 2: Khuấy hỗn hợp VITEC MEMBRANE với nước bằng máy khuấy chuyên dụng
Bước 3: Dùng cọ hoặc bình phun để phủ lớp sơn lót lên bề mặt để nâng cao hiệu quả kết dính của vật liệu chống thấm
Bước 4: Quét 1 lớp VITEC MEMBRANE: dùng con lăn để quét đều lên toàn bộ bề mặt chống thấm và dùng bàn chải nhỏ quét kỹ lên các kẽ hở bê tông. Thi công lớp thứ 2 sau khi lớp thứ nhất bắt đầu khô với định mức từ 0,4-0,6 kg/m2
Bước 5: Sau khi lớp sơn đã khô, trát vữa bảo vệ cho bề mặt
Bước 6: Nghiệm thu và bàn giao công trình
Biện pháp thi công chống thấm vách trong tầng hầm
Đối với những tầng hầm không chống thấm được từ vách ngoài thì buộc chúng ta phải chống thấm vách trong tầng hầm, đặc biệt là phải chống thấm có các vết nứt, khe thấm sau một thời gian dài sử dụng. Đây cũng là một trong những biện pháp thi công chống thấm tầng hầm hiệu quả.
Quy trình thi công:
Bước 1: Xác định tâm điểm dòng nước có khả năng bị nứt hoặc bị thấm. Thực hiện khoan lỗ và gắn ống hút. Nếu lỗ nhỏ bạn có thể dùng ống hút nhựa, còn đối với những lỗ lớn hơn phải dùng ống nhựa
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt
- Bề mặt bằng phẳng cần áp dụng phương pháp cắt nghiêng
- Đối với những bề mặt gồ ghề, cần trát thêm một lớp vữa chống thấm để làm bằng bề mặt
- Mặt bê tông cần dọn dẹp sạch sẽ khỏi bụi bẩn, tạp chất; tiền hành đục bỏ các phần gồ ghề và trám lại phần lõm
- Xử lý các vết nứt tầng hầm
Bước 3: Tạo ẩm lên bề mặt và phun một lớp hồ dầu chống thấm VITEC MEMBRANE. Tô phủ đều đến các ống nhựa, đối với vị trí cắt nghiêng cần dùng cọ để quét chống thấm vào các rãnh.
Bước 4: Sau khi lớp thứ nhất vừa ráo nền, phủ thêm lớp vữa chống thấm. Chú ý chừa lại một khoảng không gian xung quanh ống
Bước 5: Sau 24h lớp chống thấm đã khô, tiến hành rút ống. Nhét vào ống hỗn hợp vữa đóng rắn nhanh WaterPlug, chặn nước tức thời
Bước 6: Vệ sinh và tạp ẩm bề mặt, tiếp tục tô lớp hồ dầu một lần nữa sau đó trát thêm một lớp vữa chống thấm
Biện pháp thi công chống thấm sàn đáy tầng hầm
Khác với sàn tầng hầm thì sàn đáy là nơi thấp nhất của tòa nhà, phải trực tiếp tiếp xúc với đất nền xung quanh. Do đó, nó phải chịu áp lực thủy tinh lớn nhất và sự chênh lệch nhiệt độ cao nhất. Hơn thế nữa nó là nơi chịu rung chấn khi có động đất xảy ra, chính vì thế việc thực hiện các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm vô cùng quan trọng đối với cấu trúc công trình.
Quy trình thi công
Bước 1: Làm sạch bề mặt, loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ,cát, bụi,…Tiến hành mài nhắn những chỗ gồ ghề và trám lại những vết lõm.
Bước 2: Dùng nước tạo ẩm lên bề mặt nhưng chú ý không được để đọng nước lên bề mặt
Bước 3: Quét một lớp sơn lót Polyurethane. Khi màng lót khô tiến hành dùng đèn khò để đốt nóng chảy lớp bitum. Miết chặt, dán lên bê tông bằng con lăn.
Bước 4: Ngâm nước trong vòng 1 ngày để kiểm tra hiệu quả chống thấm, nghiệm thi và bàn giao công trình
Một số câu hỏi thường gặp khi thi công chống thấm tầng hầm
Sau đây là một số câu hỏi chúng tôi thường nhận được về vấn đề thi công chống thấm tầng hầm
Chống thấm tầng hầm có cần thiết hay không?
Câu trả lời tất nhiên sẽ là “ Có” và nó thực sự vô cùng quan trọng. Tất cả mọi tầng hầm nên được thực hiện chống thấm đúng cách và hiệu quả để bảo vệ kết cấu của toàn bộ công trình và hơn thế nữa là bảo vệ an toàn người sử dụng
Chi phí cho việc chống thấm tầng hầm là bao nhiêu
Nếu để nói chi phí thi công tầng hầm giá rẻ thì chắc chắn chúng tôi không đồng ý. Tuy nhiên, phí phí chống thấm phụ thuộc vào phương pháp thi công và vật liệu chống thấm.
Trên thị trường có hàng trăm đơn vị thi công chống thấm khác nhau nhưng không phải đơn vị nào cũng mang lại hiệu quả công việc như mong đợi của khách hàng. Vitec chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong thi công chống thấm, Vitec luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý nhất .
Nếu còn băn khoăn về chi phí, hãy liên hệ với Vitec, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, điều tra và đưa ra chi phí phù hợp với phương pháp thi công sát với thực tế nhất.
Có thể tự thi công chống thấm tầng hầm được không?
Khách hàng có thể hoàn toàn tự thực hiện các biện pháp thi công chống thấm tầng hầm ngay tại nhà với những phương pháp không quá cầu kỳ và nguy hiểm.
Tuy nhiên, việc tự chống thấm phải lựa chọn được vật liệu chống thấm tốt, dễ dàng sử dụng cũng như không gây hại cho sức khỏe.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về biện pháp thi công chống thấm tầng hầm. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Vitec ngay để được tư vấn và giải quyết