Với đặc thù của khu vực nhà vệ sinh là thường xuyên ẩm ướt do phải tiếp xúc với nguồn nước hàng ngày. Vì thế, nhà vệ sinh cần phải được chống thấm một cách kỹ lưỡng để giữ cho kết cấu trần, tường, sàn nhà vệ sinh được bền lâu. Dưới đây là quy trình các bước chống thấm nhà vệ sinh đảm bảo đúng kỹ thuật, mang lại hiệu quả chống thấm dột đảm bảo 100%.
Kiểm tra các hạng mục gây nên tình trạng thấm của nhà vệ sinh
Trước khi bạn tiến hành các bước chống thấm cho nhà vệ sinh, thì chúng ta cần phải kiểm tra lại một loạt các hạng mục dưới đây để đảm bảo quá trình xử lý chống thấm đủ và đúng.
- Khu vực cống thoát nước sàn nhà vệ sinh: Đây là một trong những vị trí dễ xảy ra tình trạng thấm dột nhất. Lỗi này thường phát sinh do quá trình thi công cẩu thả nên đã để xảy ra sai sót. Phần miệng cống khi xử lý không tính đến phương án bê tông sẽ co ngót theo thời gian, dẫn đến lâu ngày nó tự tách lớp, co ngót và gây hiện tượng thấm nước xuống sàn.
- Xem xét kỹ hệ thống đường ống nước: Hệ thống đường nước bị rò rỉ, nứt vỡ sẽ khiến cho nước bị xì và chui qua các khe nứt này, thấm trực tiếp vào tường, lan xuống sàn nhà dẫn đến tình trạng thấm dột, làm hư hỏng kết cấu công trình. Một dãy hay một hàng gạch đột nhiên bị ẩm nhiều hơn hoặc một đường nước ẩm chạy dọc tường có thể là dấu hiệu cho thấy nước đã lan dọc theo cấu trúc đường ống nước. Bản vẽ kỹ thuật đường nước ban đầu kết hợp với yếu tố này sẽ cho bạn kết luận chính xác nhất.
- Kiểm tra bề mặt sàn nhà vệ sinh: Hầu hết các nhà vệ sinh hiện nay đều được ốp gạch lên mặt sàn. Gạch có thể được ốp kín nhưng theo thời gian những chỉ xi măng nối dần bong ra, cộng với bề mặt sàn khi thi công không có độ dốc hoặc không dốc về phía lỗ thoát làm nước đọng lại và thấm xuống sàn.
- Cuối cùng là xem xét lại kết cấu trần, tường nhà vệ sinh: Thông thường nếu bị thấm dột thì mọi vấn đề sẽ biểu hiện ra ngoài thông qua các đường nước ẩm, vết mốc, vữa trên tường hoặc trần nhà vệ sinh bị ộp. Hoặc nếu nước chưa thấm mà tường hoặc trần có hiện tượng nứt thì chúng ta cũng phải đánh dấu lại để xử lý bằng cách trám, trét lại các vết nứt làm giảm tác động thấm dột về sau từ các vị trí tiên phong này.
Sau khi tìm được nguyên nhân gây thấm nước cho nhà vệ sinh thì tùy thuộc vào vị trí bị thấm dột là trần, sàn hay tường, đường ống… mà chúng ta lựa chọn các các bước chống thấm sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Quy trình các bước chống thấm cho nhà vệ sinh đạt chuẩn
- Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng màng chống thấm: Chuẩn bị bề mặt thi công sạch sẽ, trám vá hoàn toàn các vết nứt. Quét sơn tạo dính chuyên dụng Primer. Dán màng tự dính Bitum để chống thấm.
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng: Làm sạch hoàn toàn và vệ sinh khu vực cần xử lý. Sử dụng đèn khò khí Gas làm nóng bề mặt sàn. Phết 1 lớp lót Primer lên trên bề mặt sàn nhà vệ sinh. Dùng máy khò đốt nóng bề mặt thảm cho lớp nhựa bitum chảy ra rồi dán lên, khò đến đâu dán đến đó. Trát một lớp xi măng cát lên để bảo vệ lớp bề mặt màng
- Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm: Cần làm sạch lớp bề mặt sàn cần thi công, trám trát lại các vị trí vết nứt. Đục bỏ và xử lý lại các vết bong tróc rộp hỏng. Sử dụng sơn chống thấm Vitec Pu-268 hoặc sơn chống thấm Vitec Pu-270 để xử lý bề mặt. Nên quét từng lớp một, chờ sơn khô hoàn toàn mới quét lớp sau. Nên quét từ 2-3 lớp để đảm bảo hiệu quả lâu dài.
- Chống thấm cho nhà vệ sinh bằng sika: Chuẩn bị sạch bề mặt thi công. Xử lý các ống xuyên sàn bằng sika latex + xi măng + nước. Góc chân tường sử dụng hỗn hợp vữa + sika latex. Thi công lớp lót bằng hỗn hợp sika latex + xi măng + nước. Quét 3 lớp chống thấm bằng sika membrane. Cuối cùng là khâu thử nước và nghiệm thu.
Trên đây là nguyên nhân và các bước chống thấm của từng loại vật liệu chống thấm khác nhau. Mỗi loại sơn chống thấm có mặt ưu và nhược điểm riêng. Hiện nay sơn chống thấm VITEC được đánh giá là sơn chống thấm hiệu quả nhất dành cho nhà vệ sinh bởi đặc tính ngăn thấm dột mạnh mẽ, thi công tiện lợi, nhanh gọn, các bước đơn giản và nguyên liệu sử dụng được ngay không cần pha chế. Chúc các bạn chọn được phương pháp chống thấm phù hợp cho nhà vệ sinh để đảm bảo thẩm mỹ cho căn nhà cũng như môi trường sống sạch sẽ cho mọi thành viên trong gia đình.
Xem thêm: 5 Loại sơn chống thấm không thể bỏ qua cho căn nhà vững chãi
COLORADO – PHÂN PHỐI CHỐNG THẤM VITEC
Địa chỉ: Cụm 3, xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Kho: CCN thị trấn Phùng, Huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội, Việt Nam.
Hotline:
- 0355.520.138
- 0965.999.138
- 0348.833.138
- 0868.086.138
- 0969.972.138
Website: https://coloradochemical.vn/