Thi công màng khò chống thấm đang ngày càng được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng vì khả năng chống thấm bền bỉ của nó. Để hiểu rõ hơn về phương pháp chống thấm này, bạn hãy tham khảo quy trình thi công màng khò chống thấm qua bài viết dưới đây!
MỤC LỤC
Màng khò chống thấm là gì?
Màng khò chống thấm là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ 2 nguyên liệu chính là hỗn hợp giàu Bitum và Atactic Polypropylene. Cấu trúc bên trong màng được gia cố thêm tấm lưới Polymer APP chọn lọc giúp tăng độ bền cũng như hiệu quả chống thấm của lớp màng.
So màng khò và sơn chống thấm thì màng khò sẽ cần người thi công có nhiều kinh nghiệm hơn nhưng sử dụng màng khò sẽ tiết kiệm được chi phí hơn.
Ưu điểm của màng khò chống thấm
Sau đây là một số ưu điểm giải thích tại sao thi công màng khò chống thấm lại được nhiều người sử dụng cho mái ấm của mình đến như vậy:
- Hiệu quả chống thấm cao, đặc biệt là trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước và áp lực nước lớn
- Độ đàn hồi cao, khả năng chịu tải cực lớn
- Chịu mỏi, cường độ chịu đâm thủng lớn
- Khả năng chịu xé, co giãn tốt
- Thích ứng tốt trước điều kiện nhiệt độ thay đổi
- Khả năng chịu nhiệt tốt sau khi thi công
- Không bị ảnh hưởng bởi tia UV, có thể dùng để chống thấm lộ thiên
- Tuổi thọ kéo dài lên tới chục năm nếu thi công đúng kỹ thuật
Nhược điểm của màng khò chống thấm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội đã nêu ở trên, màng khò chống thấm vẫn còn tồn tại những hạn chế:
- Kỹ thuật khi công phức tạp đồi hỏi nhân viên thi công phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kinh nghiệm và phải đảm bảo đúng quy trình
- Quá trình thi công khá khó khăn do phải khò nóng trước khi dán lên bề mặt
- Gặp nhiều khó khăn khi thi công trên bề mặt không bằng phẳng do có nhiều điểm chồng mí
Ứng dụng của màng khò chống thấm
Với công năng chống thấm hiệu quả cao, màng khò chống thấm thường được ứng dụng chống thấm cho những hạng mục quan trọng như:
- Chống thấm sàn nhà vệ sinh triệt để
- Thi công và xử lý khe hở giữa 2 tường nhà liền nhau hoặc 2 công trình liền nhau
- Chống thấm cho trần nhà
- Chống thấm ngược cho hố thang máy
- Chống thấm cho bể bơi, bể chứa nước ngầm
Quy trình thi công màng khò chống thấm
Khi tiến hành thi công màng khò chống thấm, bạn cần phải tuân thủ đầy đủ quy tắc và làm đúng quy trình để mang lại hiệu quả chống thấm cao.
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Dọn dẹp sạch sẽ bề mặt bằng chổi, cọ, máy thổi khỏi bụi bẩn, cát ,đá, các lớp vảy bê tông, vữa thừa,…
- Mài nhẵn những phần lồi và trám lại phần lõm
- Phơi khô bề mặt tự nhiên, đảm bảo bề mặt không còn tác nhân nào gây đọng nước
Lưu ý: Đối với sàn lệch như WC, Sê nô,… phần gờ hông bê tông giật cấp, phần hờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa ngay bên trên sẽ được xử lý chống thấm cao lên tối thiểu 20cm để tránh tình trạng nước thấm loang chân tường khi sử dụng.
Bước 2: Đo và cắt màng khò
Tiến hành đo kết cấu bề mặt, đo cắt và trải màng chống thấm lên bề mặt
- Tại cái mối nối cần xếp chống lên nhau từ 5 – 6 cm
- Tại các chân tường xung quanh khu vực chống thấm cần dán màng cao từ 20 – 25 cm
- Xung quanh khu vực như chân tường, cổ ống xả, ống thoát, hộp kỹ thuật,… cần gia cố thêm lớp chống thấm
Bước 3: Sơn lót bề mặt
Tiến hành sơn lớp mỏng sơn lót VITEC PR03 để làm tăng cường độ bám dính của tấm màng trước khi dán
Bước 4: Khò màng chống thấm lên bề mặt thi công
- Đặt các tấm màng vào vị trí cần chống thấm sao cho toàn bộ bề mặt màng khò nằm úp xuống dưới
- Dùng đèn khò, khò phần dưới tấm màng đến khi bề mặt có độ nóng và bắt đầu chảy mềm, nhưng cần phải thật chú ý không được khò quá nhiệt độ dẫn đến màng bị nóng chảy và thủng rách. Quá trình thi công màng khò chống thấm cần sử dụng đến lực cơ học để ép màng khò xuống bề mặt tránh hiện tượng nhốt bọt khí
- Nếu bề mặt dốc cần chú ý thực hiện từ vị trí thấp về hướng cao dần
Bước 5: Chồng mép, hàn kín, gia cường tấm màng
- Tại vị trí chồng mép dùng đèn khò đốt nóng chảy, sua đó dùng bay miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp
- Tại các vị trí như góc tường, cổ ống,… cần phải gia cố thêm một lớp màng. Thao tác này cần đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm và tuổi thọ công trình
Bước 6: Kiểm tra, nghiệm thu
- Kiểm tra hiệu quả chống thấm bằng cách quay phần chống thấm lại và bơm nước trong vòng 24h đảm bảo không còn bị thấm tại khu vực thi công
- Sau thi đã thi công chống thấm xong, tiến hành phủ lớp sơn phủ VITEC TOPPAINT 830 để tránh màng bị rách, hỏng khi di chuyển, đặt vật liệu lên
- Bàn giao công trình cho chủ nhà
Báo giá thi công màng khò chống thấm mới nhất
Thi công chống thấm không chỉ cần thợ có chuyên môn cao thực hiện mà còn phải sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng để mang lại hiệu quả lâu dài. Sau đây là bảng giá thi công màng khò chống thấm của Vitec – một trong những thương hiệu chống thấm đi đầu thị trường mà bạn nên tham khảo:
Sản phẩm | Giá (VNĐ) |
Màng khò 4mm | từ 1.350.000/cuộn |
Màng khò 3mm | từ 1.100.000/cuộn |
Màng tự dính 1.5mm PE | từ 2.500.000/Cuộn |
Màng tự dính 2.0mm PE | từ 3.050.000/Cuộn |
Màng 2.0mm DB | từ 3.150.000/Cuộn |
Màng 1.5mm PE | từ 2.500.000/Cuộn |
Lưu ý khi thi công màng khò chống thấm
Thi công chống thấm bằng màng khò là công việc khó khăn, nguy hiểm, cần phải tuân thủ những lưu ý sau đây:
- Cần được thi công bởi đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công các công trình chống thấm.
- Tại các vị trí trọng yếu như chân tường, cổ ống xả, ống thoát nước cần gia cường thêm lớp chống thấm
- Nhiệt độ khò màng không được quá nóng tránh làm rách màng, hỏng màng
Hi vọng qua bài viết trên của chúng tôi, bạn có thể yên tâm sử dụng dịch vụ thi công màng khò chống thấm của Vitec bởi công dụng chống thấm tuyệt vời của nó. Hãy lên hệ với Vitec ngay, chúng tôi luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của bạn.