Sơn chống thấm nhà vệ sinh cần phải chất lượng mà mang lại hiệu quả triệt để vì nhà vệ sinh là hạng mục dễ bị thấm dột nhất do phải thường xuyên tiếp xúc với những tác nhân gây đọng nước. Điều này có tác dụng ngăn chặn tình trạng thấm dột, đọng nước ở nhà vệ sinh hay nước thấm qua sàn nhỏ giọt xuống tầng bên dưới. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về sơn chống thấm nhà vệ sinh và những loại sơn chống thấm được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay
MỤC LỤC
- 1 Dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh cần sử dụng sơn chống thấm
- 2 Tại sao nên sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh
- 3 Phân loại các loại sơn chống thấm nhà vệ sinh
- 4 Các loại sơn chống thấm nhà vệ sinh của Vitec
- 5 Tiêu chí chọn sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất
- 6 Những lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh
- 7 Một số câu hỏi thường gặp
Dấu hiệu cho thấy nhà vệ sinh cần sử dụng sơn chống thấm
Nhiều trường hợp khi phát hiện ra nhà vệ sinh bị dột thì tình trạng thấm dột đã nghiêm trọng. Sau đây là một số dấu hiệu mà bạn nên kiểm tra cho nhà vệ sinh của bạn xem có bị dột không nhé:
- Dấu hiệu rõ ràng, dễ thấy nhất là sàn nhà luôn luôn ẩm ướt, nước nhỏ giọt xuống tầng dưới.
- Tường, trần nhà xuất hiện vết ẩm mốc và bắt đầu lan rộng.
- Xuất hiện các vết rong rêu, ố vàng, sơn tường bị bong rộp, loang lổ có thể dễ dàng thấy bằng mắt thường.
- Gạch lát nền nhà vệ sinh bị xỉn màu, vỡ, các vết ron gạch bị bong ra khiến cho nước ứ đọng và thấm vào sàn.
- Nhà vệ sinh bốc mùi hôi, mùi ẩm mốc do nước ứ đọng lâu ngày hoặc do nhà vệ sinh bị rò rỉ nước
- Các thiết bị trong nhà vệ sinh bị rò rỉ như vòi nước, vòi hoa sen…
Tại sao nên sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh
Hầu hết tất cả các nhà vệ sinh cần phải sử dụng sơn chống thấm bởi những lý do sau:
- Sử dụng sơn chống thấm cho nhà vệ sinh như một lớp phủ bảo vệ bề mặt nhà vệ sinh, lấp đầy các chỗ trống, ngăn chặn nước len lỏi qua các mao mạch rỗng của lớp bê tông gây ra tình trạng ẩm ướt, thấm dột. Điều này giúp cho nhà vệ sinh luôn khô ráo, thông thoáng và đảo bảo cho kết cấu công trình.
- Ngăn chặn sự xuất hiện của rong rêu, ẩm mốc, các vết ố, hạn chế trình trạng bong tróc, loang lổ lớp sơn, rạn nứt tường, sàn.
- Tiết kiệm chi phí vì chi phí thi công sơn chống thấm từ lúc bắt đầu xây dựng chỉ bằng ⅓ chi phí bảo trì, sửa chữa khi đã xảy ra thấm dột.
- Sử dụng sơn chống thấm nhằm bảo vệ sức khỏe cho gia đình. Bởi, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn, khi xảy ra ẩm mốc, thấm dột làm cho vi khuẩn phát triển, là nơi cư trú của các loại bọ, ruồi muỗi,… nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như hô hấp, hệ miễn dịch.
- Khi nước thấm vào tường nhà, sàn nhà không những ảnh hưởng đến kết cấu công trình mà còn gây rò rỉ các mạch điện âm tường rất dễ gây ra cháy nổ, chập điện. Chính vì thế, cần thiết phải sử dụng sơn chống thấm để hạn chế xảy ra các rủi ro nguy hiểm cho người sử dụng.
Phân loại các loại sơn chống thấm nhà vệ sinh
Có nhiều các phân loại sơn chống thấm khác nhau, tuy nhiên người ta thường sử dụng gốc sơn để phân biệt các loại sơn này. Sơn chống thấm nhà vệ sinh được chia thành 3 loại:
Sơn chống thấm nhà vệ sinh gốc xi măng
Sơn chống thấm gốc xi măng là loại sơn được sử dụng rộng rãi với khả năng chống thấm cao, độ bám dính tốt, tuổi thọ cao và không chứa các hóa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng.
Sơn chống thấm nhà vệ sinh gốc Bitum
Đây là loại sơn chống thấm dạng lỏng tại thành lớp màng ngăn nước sử dụng được trên nhiều bề mặt khác nhau. Tuy nhiên, loại sơn này lại có độ bền và khả năng chống thấm kém hơn các loại sơn chống thấm khác.
Sơn chống thấm nhà vệ sinh gốc Polyurethane
Sơn chống thấm gốc Polyurethane là loại sơn chống thấm dạng lỏng với gốc nhựa làm dung môi nên có độ che phủ tốt và đàn hồi hiệu quả. Chính vì thế, loại sơn này được dùng để che phủ các vết nứt một cách hiệu quả.
Các loại sơn chống thấm nhà vệ sinh của Vitec
Sau đây là một số mẫu sơn chống thấm thích hợp cho nhà vệ sinh được nhiều chủ thầu ưa chuộng sử dụng đến từ tương hiệu VITEC
Sơn chống thấm nhà vệ sinh VITEC XP 02 HS
VITEC XP 02 HS là sơn phủ chống thấm gốc xi măng – Polyme 2 thành phần được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại được cải tiến hơn so với vật liệu chống thấm gốc xi măng – Polyme thông thường.
Ưu điểm
- Sử dụng được cho nhiều bề mặt khác nhau và có khả năng bám dính tốt ngay cả trên bề mặt ẩm ướt.
- Độ đàn hồi tốt, khi đóng rắn tạo ra lớp màng có độ đàn hồi lên tới 230%, độ dẻo dai và độ bền chất lượng cao.
- Có khả năng trám vá được những vết nứt mở rộng
- Có khả năng kháng muối, kháng lại sự xâm nhập của khí Cacbonic và chống lại sự hình thành băng tuyết
- Sản phẩm không chứa hóa chất độc hại, an toàn cho người sử dụng
- Dễ trộn và dễ thi công bằng chổi, rulo mà không cần thợ
Quy trình thi công
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt
- Làm sạch loại bỏ đi hoàn toàn bụi bẩn cùng với rác có chứa tạp chất, vữa thừa. Dùng máy mài sàn chuyên dụng để tăng độ ma sát. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi, thổi bụi hay tạp chất để có thể làm sạch được bề mặt.
- Đối với các vết nứt cần phải trám keo chuyên dụng. Dùng nước làm ẩm bề mặt trước thi công sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.
- Tiến hành tưới ẩm lên bề mặt nước để tránh được tính trạng háo nước, làm tăng độ bền của lớp chống thấm khi làm việc trên bề mặt sàn và tường.
Bước 2: Phủ lớp VITEC XP02-HS kết hợp lưới thuỷ tinh phủ toàn sàn và vải polyester lên góc ( mục đích gia cường vải polyester giúp tránh xé góc sau thời gian lớp vữa xây mất kết nối với sàn bê tông ) tường ( tường nên phủ chống thấm cao từ 80cm-1.5m),
Bước 3: Sau từ 6-8 giờ thi công lớp thứ 2.
Bước 4: Để VITEC XP02-HS khô sau 2 ngày tiến hành ngâm nước bảo dưỡng
Bước 5: Cán hồ bảo vệ lớp chống thấm đồng thời dùng keo dán gạch kết hợp cùng keo chà ron để chống thấm hiệu quả.
Sơn chống thấm nhà vệ sinh VITEC MEMBRANE
VITEC MEMBRANE là màng lỏng chống thấm cao su gốc bitum-polyme cải tiến gốc nước 1 thành phần có tác dụng thi công chống thấm cho nhà vệ sinh một cách triệt để.
Ưu điểm:
- Có khả năng chống thấm tốt, chống ăn mòn trong các khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh
- Có khả năng làm việc bền lâu trong môi trường ẩm ướt và có nhiệt độ thường xuyên thay đổi
- Khả năng bám dính tốt trên bề mặt thi công, khả năng chống nứt hiệu quả
- Màng phủ liên tục không có mối nối, dễ dàng thi công bằng chổi hoặc máy phun, thi công nguội
- VITEC MEMBRANE khô rất nhanh, chúng tạo thành một lớp phủ linh hoạt
- Không có chứa chất độc hại, không chứa dung môi, không gây ô nhiễm và an toàn tuyệt đối cho người lao động
Quy trình thi công:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
- Loại bỏ bụi bẩn, vật liệu thừa, dầu mỡ,… trên bề mặt thi công
- Đối với các vữa thừa, hốc đá bám dính trên bề mặt sàn cần được đục bỏ. Đối với các vết nứt cần được trám lại bằng keo chuyên dụng
- Dùng máy mài mài sàn cho bằng phẳng để tạo ma sát
- Phun sơn nước lên bề mặt để tạo độ ẩm, chú ý không được để đọng nước
Bước 2: Trộn sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng máy khuấy ở tốc độ thấp
Bước 3: Dùng chổi và rulo để thi công một lớp sơn lót lên mặt sàn để tăng độ bám dính với bề mặt thi công và giúp cho màu sơn lên màu đẹp hơn.
Bước 4: Đợi khi lớp sơn lót khô, dùng chổi, rulo hoặc máy phun áp lực thi công lớp thứ nhất lên bề mặt thi công. Với các mối nối hoặc nơi tiếp giáp chân tường nên gia cố thêm một lưới gia cường để đảm bảo độ bền lâu.
Bước 5: Thi công VITEC MEMBRANE từ 2-3 lớp, định mức sử dụng khoảng 0,4-0,6 kg/m2. Lớp thứ hai được phủ khi lớp thứ nhất bắt đầu khô.
Bước 6: Khi lớp sơn khô, tiến hành láng và trát thêm lớp vữa bảo vệ.
Sơn chống thấm nhà vệ sinh VITEC PU 270
VITEC PU 270 là dòng sơn Polythane một thành phần gốc dung môi với khả năng chống thấm và độ bền cao rất thích hợp cho những hạng mục như nhà vệ sinh.
Ưu điểm:
- Khả năng che phủ, lấp kín các vết nứt hiệu quả.
- Bám dính tốt trên bề mặt thi công, đặc biệt có thể bám dính tốt trong những môi trường ẩm ướt như nhà vệ sinh
- Khả năng chống thấm vượt trội nhưng vẫn cho phép thoát hơi nước.
- Sơn bền màu, an toàn khi sử dụng, không chứa hóa bất độc hại.
- Ngăn ngừa sự xuất hiện của rong rêu, loang lổ, bóc tróc lớp sơn trong thời gian dài sử dụng.
Quy trình thi công:
Bước 1: Làm sạch bề mặt thi công khỏi bụi bẩn, vữa thưa, rêu mốc, dầu mỡ,…Tiến hành mài mòn những phần gồ ghề và trám trét lại những trám trét lại những vết nứt, vết lõm bằng keo VITEC PU SEAL chuyên dụng.
Bước 2: Trộn hỗn hợp VITEC PU 270 theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Bước 3: Dùng chổi quét hoặc lu lăn thi công lớp phủ đầu tiên lên mặt sàn với định mức sử dụng 0,5- 0,6 kg/ m2 /1 lớp
Bước 4: Sau 3 giờ, thực hiện phủ lớp tiếp theo lên bề mặt sao cho vuông góc với lớp thứ nhất.
Bước 5: Sau khi lớp sơn đã khô, thi công lớp bảo vệ bằng VITEC TOPPAINT 830.
Tiêu chí chọn sơn chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả nhất
Trên thị trường có hàng trăm loại sơn chống thấm khác nhau với chức năng và thành phần khác nhau khiến khách hàng đau đầu khi lựa chọn. Để chọn được loại sơn chống thấm mang lại hiệu quả triệt để cho nhà vệ sinh, bạn cần nên lựa chọn dựa trên 3 tiêu chí sau:
- Phù hợp với công trình nhà vệ sinh: Bạn nên tìm hiểu loại sơn chống thấm đó dành riêng cho hạng mục nào vì mỗi công trình thì mức độ phù hợp của các loại sơn chống thấm khác nhau.
- Nên mua sơn của thương hiệu uy tín: Trên thị trường có vô vàn hãng sơn chống thấm khác nhau nhưng bạn nên lựa chọn sơn từ những thương hiệu có tên tuổi trên thị trường đã được các chuyên gia thẩm định về chất lượng
- Có chính sách bảo hành lâu dài: Nên lựa chọn những loại sơn uy tín có chính sách đổi trả hàng khi bị lỗi và có chính sách đền bù rõ ràng khi sơn không đạt hiệu quả lâu dài để bảo vệ quyền lợi của khách hàng một cách tốt nhất, để xứng đáng với đồng tiền và tự tin tưởng của khách hàng
- Lựa chọn sản phẩm có giá cả hợp lý: Đây là tiêu chí quan trọng bên cạnh chất lượng. Bạn nên đầu tư lựa chọn những loại sản phẩm có giá cả phải chăng, không nên lựa chọn những sản phẩm quá rẻ để tránh mua phải hàng kém chất lượng.
Những lưu ý khi sử dụng sơn chống thấm nhà vệ sinh
Sau đây là một số lưu ý cần thiết cho việc sử dụng thi công chống thấm nhà vệ sinh để mang lại hiệu quả triệt để nhất:
Cần phải kiểm tra, đánh giá nhà vệ sinh trước khi thi công
- Hệ thống thoát nước sàn: Đây là nơi dễ xảy ra tình trạng thấm dột nhất. Nếu miệng ống không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng nước bị rò rỉ tại đây và thấm nhanh vào các công trình.
- Hệ thống đường ống nước: Bạn nên kiểm tra xem có đường ống nào bị nứt hay rò rỉ hay không vì đây là nguyên nhân dễ xảy ra thấm dột nhất
- Mặt sàn nhà vệ sinh: đây là khu vực thường được lát bằng những loại gạch kín nên sẽ cần kiểm tra xem chúng có bị hở không, độ dốc sàn có tốt không, có xảy ra tình trạng ứ đọng hay không.
- Khu vực chứa ống nước (hộp kỹ thuật): Bạn cần kiểm tra xem có bị rỉ nước hay không
- Kiểm tra tại vị trí tiếp giáp giữa tường và nhà vệ sinh: Đây là vị trí dễ trí dễ bị thấm dột do có khoảng cách cho nước mưa chảy xuống
- Nước mưa: Kiểm tra xem nước mưa có thể ngấm vào chân tường ngấm vào chân tường rồi ngấm vào bên trong hay không.
Xử lý bề mặt trước khi thi công chống thấm
- Vệ sinh xử lý bề mặt trước thi công: làm sạch loại bỏ đi hoàn toàn bụi bẩn cùng với rác có chứa tạp chất, vữa thừa.
- Dùng máy mài sàn chuyên dụng để loại bỏ các chỗ gồ ghề, làm phẳng mặt sàn tăng độ ma sát. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi, thổi bụi hay tạp chất để có thể làm sạch được bề mặt. Đối với các vết nứt cần phải trám keo chuyên dụng.
- Các hốc đá nên được loại bỏ đi những thành phần chống bám dính không được chắc chắn, đục rỗng và sâu cùng với kết cấu bê tông đặc. Tiếp đến trát lại bằng vừa có pha thêm phụ gia kết nối.
- Nếu có thêm những vết nứt sàn hay khu vực cổ ống thì cần được trám lại bằng keo chống thấm.
- Tiến hành tưới ẩm lên bề mặt nước để tạo ẩm nhưng không được để đọng nước
Cần phải xử lý cổ ống nhà vệ sinh
Bước 1: Bơm khe bọt từ 2-4 cm để tạo đế xung quanh cổ ống. Sau đó, cuốn băng cao su trương nở xung quanh cổ ống.
Bước 2: Tiến hành rót vữa không co ngót đến khi gần đầy. Sau đó dùng que sắt để ngồi vữa xung quanh cổ ống.
Bước 3: Quét lớp sơn phủ xung quanh ống kỹ thuật, dùng lưới gia cường dán xung quanh cổ ống.
Bước 4: Quét thêm lớp sơn phủ tiếp theo lên lớp lưới đã gia cường và cổ ống kỹ thuật đã xuyên sàn.
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi chúng tôi thường nhận được về sơn chống thấm nhà vệ sinh
Sơn chống thấm nhà vệ sinh loại nào tốt nhất
Hiện nay trên thị trường có vô vàn nhãn hiệu cung cấp sơn chống thấm nhà vệ sinh. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng cung cấp sản phẩm chất lượng 100%. Chính vì thế, việc lựa chọn loại sơn chống thấm tốt nhất, phù hợp nhất, bạn nên ưu tiên sử dụng sản phẩm của những nhãn hiệu có tên tuổi trên thị trường để đảm bảo mang lại hiệu quả triệt để.
Có thể sử dụng cho tường nhà vệ sinh hay không?
Câu trả lời tất nhiên là “Có”. Tường nhà vệ sinh cũng là nơi dễ xảy ra thấm dột, ẩm mốc, rạn nứt, chính vì thế bạn nên gia công sơn chống thấm lên tường nhà vệ sinh để đảm bảo kết cấu cho cả công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ theo thời gian.
Tuổi thọ của sơn chống thấm nhà vệ sinh là bao lâu?
Thông thường, tuổi thọ của sơn chống thấm nhà vệ sinh sẽ giao động từ 8 – 10 năm tùy thuộc vào thành phần cấu tạo, phương pháp thi công,địa hình, chất lượng sơn của từng loại sơn sẽ quyết định tuổi thọ của nó ngắn hay dài. Chính vì thế, trước khi mua bạn nên tìm hiểu rõ về tuổi thọ của sơn chống thấm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Nếu có nhu cầu mua sơn chống thấm nhà vệ sinh cũng như các hạng mục khác, bạn có thể tham khảo sản phẩm của VITEC. Chúng tôi cam kết đem lại cho khách hàng những sản phẩm chất lượng vượt trội không hề kém cạnh bất cứ một thương hiệu nào trên thị trường với giá cả hợp lý nhất. Sản phẩm mà chúng tôi cung cấp sẽ không phụ lại đồng tiền và niềm tin mà quý khách trao cho VITEC chúng tôi.