Tiêu chuẩn chống thấm là một thước đo trong xây dựng để giúp cho các kỹ sư, nhà thầu, thợ thi công dễ dàng hình dung và thực hiện quy trình chống thấm sao cho hiệu quả. Liệu bạn đã nắm rõ các tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng hiện nay để có thể hình dung và đánh giá về chất lượng chống thấm của công trình mình hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.
MỤC LỤC
Tiêu chuẩn về sử dụng vật liệu chống thấm
Quy trình xây dựng cần đảm bảo đúng kỹ thuật mới đem lại chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Điều cần thiết của các kỹ sư, nhà thầu là phải nắm rõ các tiêu chuẩn chống thấm để thể lựa chọn được hình thức thi công phù hợp với loại vật liệu chống thấm đồng thời đảm bảo về nguyên lý chống thấm. Dưới đây là một số điều cần quan tâm:
- CVN 5718: 1993 tiêu chuẩn về mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình.
- TCVN 9065: 2012 tiêu chuẩn về vật liệu chống thấm đối với sơn nhũ tương gốc bitum.
- TCVN 9345: 2012 tiêu chuẩn về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép.
- TCVN 9974: 2013 tiêu chuẩn về vật liệu chèn khe, vết nứt, thi công nóng. Áp dụng cho thi công mặt đường bê tông xi măng và mặt đường bê tông nhựa.
Dựa vào những tiêu chuẩn trên, có có thể phân loại vật liệu theo nguồn gốc, trạng thái, nguyên lý chống thấm để thực hiện quy trình sao cho đúng kỹ thuật.
Phân loại theo nguồn gốc
Theo nguồn gốc, vật liệu chống thấm được chia thành 3 dạng chính:
Vật liệu có nguồn gốc hữu cơ
- Chống thấm có nguồn gốc hữu cơ được hiểu như một lớp màng bao phủ lên mặt, cần phải thường xuyên xử lý theo định kỳ. Đối với vật liệu loại này, cách sử dụng bền vững nhất là khi chất chống thấm nằm sâu dưới mao quản của cấu trúc xây dựng mang lại hiệu quả kháng nước tương đối tốt.
- Tuy nhiên, loại vật liệu này có 1 nhược điểm chính là dễ bị nứt gãy. Chính vì thế, giải pháp đưa ra là kết hợp với lưới thủy tinh để chống lại hiện tượng rạn nứt và chống thấm hiệu quả nhất.
- Đây là loại vật liệu có độ thân thiện với môi trường cao, có độ bền cao hơn các vật liệu có nguồn gốc khác nên được sử dụng với đa dạng các hạng mục khác nhau.
- Điển hình của vật liệu có nguồn gốc hữu cơ là vật liệu INTOC của Việt Nam
Vật liệu có nguồn gốc vô cơ
- Chống thấm có nguồn gốc vô cơ có khả năng thẩm thấu vào vật liệu chống thấm.
- Nhược điểm của loại vật liệu này chính là phụ thuộc vào chất lượng bê tông tốt hay xấu.
- Vật liệu có nguồn gốc vô cơ bao gồm vật liệu gốc bitum, xi măng, IBST của công ty Việt Nam… Các vật liệu này được chủ yếu ứng dụng trong vữa không co ngót, vữa tự san, tự chảy, chống thấm, bào mòn.
Vật liệu chống thấm hỗn hợp
- Đây là loại nguyên liệu có sự hòa trộn giữa nguyên liệu có nguồn gốc vô cơ và nguồn gốc hữu cơ.
- Loại vật liệu này khắc phục được những khuyết điểm, hạn chế của 2 loại vật liệu trên.
- Đây là dạng vật liệu được sử dụng phổ biến và có thể áp dụng cho đa dạng các quá trình thi công khác nhau.
Phân loại theo trạng thái
Theo trạng thái, vật liệu chống thấm được phân thành các dạng sau:
- Dạng lỏng: Bao gồm dung môi nước, dung môi hữu có hoặc vật liệu không dung môi.
- Dạng keo kết dính: Vật liệu chống thấm dạng keo có thể được nhận dạng qua chất đặc sệt như keo. Bao gồm loại một thành phần hoặc 2 thành phần khô và lỏng trộn lại với nhau.
- Dạng rắn: Vật liệu chống thấm dạng rắn bao gồm dạng hạt và thanh trương nở như cao su có khả năng nở to khi ngâm trong nước.
- Dạng băng: Vật liệu dạng băng được làm từ nhựa PVC với khả năng ngăn chặn nước vào bên trong một cách hiệu quả.
- Dạng tấm trải: Là vật liệu chống thấm được làm từ chất liệu Bitum, sợi thủy tinh và lớp khoáng kết hợp với nhau.
Phân loại theo nguyên lý chống thấm
Vật liệu chống thấm được phân loại theo nguyên lý chống thấm bao gồm:
Vật liệu chống thấm toàn khối
- Đây là loại vật liệu chống thấm, ngăn ngừa nước toàn bộ từ bên trong bằng cách trộn lẫn các loại vật liệu lại với nhau thành cả khối để có thể kháng nước hoàn toàn.
- Đây là phương pháp được sử dụng trong quá trình trộn vữa xi măng, thực hiện xây tô lại các khu vực xung yếu như nhà vệ sinh, tầng hầm…
- Có khả năng ngăn nước cực kì cao nhưng giá cả hơi cao, bạn nên cân nhắc phương pháp này để thực hiện chống thấm cho căn nhà của bạn.
Vật liệu chống thấm bề mặt
- Bản chất của nguyên lý này là cách ly bề mặt chống thấm khỏi hoàn toàn nguồn nước gây thấm.
- Ở phần bề mặt, các kỹ sư thường sử dụng các tấm trải Bitum, sơn chống thấm để ngăn chặn các tác nhân gây thấm nước.
- Tuy nhiên, nếu lớp màng hoặc tấm trải Bitum này bị thủng thì vị trí đó vẫn bị thấm nước bình thường.
Vật liệu chống thấm bằng cách chèn hoặc lấp đầy
- Vật liệu chống thấm sau khi được phun, quét kín bề mặt sẽ thẩm thấu vào bên trong, lấp kín các mao mạch dẫn và kẽ hở của các hạt cốt liệu. Điều này giúp cho vật liệu trở nên kháng nước và kháng ẩm.
- Phương pháp này đem lại hiệu quả chống thấm tuyệt đối với độ dày yêu cầu tối thiểu 5mm để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Tiêu chuẩn vật liệu chống thấm trong xây dựng
Đối với vật liệu chống thấm, bạn cần đảm bảo vật liệu chống thấm được sử dụng phải:
- Đem lại khả năng chống thấm hiệu quả tuyệt đối trên những bề mặt khác nhau.
- Có độ liên kết chặt với các vật liệu khác.
- Có khả năng chịu được áp lực nước lớn.
- Có khả năng chịu được nhiệt độ cao thi thi công trong điều kiện năng nóng.
- Vật liệu chống thấm không phản ứng với hóa chất, trơ trong môi trường axit, kiềm…
- Có khả năng biến đổi và co ngót tùy công trình.
Tiêu chuẩn về bề mặt thi công
Ngoài việc sử dụng vật liệu thi công đạt tiêu chuẩn và chất lượng, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm chính là bề mặt thi công. Sau đây là một số tiêu chuẩn về bề mặt thi công bạn cần lưu ý:
- Việc thi công tất cả các hạng mục chống thấm, bước đầu tiên rất quan trọng trong quy trình thi công là làm sạch bề mặt thi công. Các công việc cần thực hiện như làm sạch bụi bẩn, rong rêu, dọn dẹp các chướng ngại vật cản trở quá trình thi công và đảm bảo không có nước đọng lại trên bề mặt.
- Nếu bề mặt thi công chống thấm xảy ra tình trạng lỗ rỗ, đọng nước bạn cần chú ý không được tô đắp xi măng để che phủ.
- Trước khi tiến hành thi công, bề mặt thi công cần được làm khô tự nhiên hoặc sử dụng các máy chổi cầm tay để làm khô.
- Nếu có các đường ống cấp thoát nước xuyên bề mặt bê tông thì cần phải cố định, định vị lại các đường ống đó.
Tiêu chuẩn trong quá trình thi công chống thấm
Đối với tiến trình thi công chống thấm, bạn cần tuân thủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Khi tiến hành bất cứ hạng mục thi công nào, thợ thi công cần trang bị đầy đủ các bộ đồ bảo hộ như gang tay, khẩu trang, kính mắt để đảm bảo an toàn.
- Trước khi tiến hành chống thấm cần phải kiểm tra bề mặt chống thấm đã đảm bảo tiêu chuẩn chống thấm hay chưa.
- Khi sử dụng vật liệu chống thấm, cần phải tuân thủ theo tỷ lệ của các nguyên liệu chống thấm theo quy định của nhà sản xuất.
- Việc thực hiện quy trình chống thấm nên được thực hiện theo quy trình mà nhà sản xuất hướng dẫn. Quét lần lượt lớp hóa liệu, vật liệu lên bề mặt chống thấm. Tuy nhiên, cần phải có thời gian chờ để bề mặt chống thấm khô, rồi tiến hành quét lớp chống thấm thứ 2 vuông góc với lớp thứ nhất.
Trên đây là tất cả những chia sẻ về tiêu chuẩn chống thấm mới nhất trong xây dựng hiện nay. Mong rằng kiến thức trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quy trình chống thấm cho ngôi nhà yêu quý của bạn. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì, bạn hãy liên hệ với VITEC ngay hôm nay để được tư vấn và giải đáp chi tiết.