Mách bạn giải pháp xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà cực đơn giản

Chống thấm khe tiếp giáp giữa 2 nhà là một vấn đề vô cùng khó khăn, tại những vị trí này thường bị thấm dột do phải tiếp xúc với nước mưa thường xuyên. Vậy, có giải pháp nào có thể xử lý triệt để tình trạng này hay không, mời bạn theo dõi bài viết ngay sau đây của chúng tôi để cùng tìm hiểu chi tiết nhé!

Vì sao cần bịt khe tiếp giáp giữa hai nhà?

Khe tiếp giáp giữa hai nhà là vị trí tương đối nhạy cảm của mỗi công trình, đây là vị trí khiến nhiều gia chủ đau đầu khi xảy ra thấm dột. Chính vì thế, điều cần thiết chính là phải bịt kín các khe tiếp giáp giữa hai nhà. Dưới đây là một số lý do vì sao cần phải thực hiện quy trình này:

  • Khi tiếp giáp giữa 2 nhà thường có không gian nhỏ hẹp, bí bách, chật chội. Điều này khiến cho sau một thời gian sử dụng xảy ra hiện tượng ứ đọng nước.
  • Khe tiếp giáp giữa 2 nhà thường rất hẹp, ảnh nắng không thể xuyên vào được, chính vì thế mà không gian này luôn đọng nước làm xuất hiện nấm mốc, rong rêu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng cũng như chất lượng công trình của hai bên.
  • Vì thời tiết nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mưa nhiều trong năm, độ ẩm lớn chính vì thế mà khu vực này không thể nào tránh khỏi hiện tượng bị thấm dột.
Vì sao cần bịt khe tiếp giáp giữa hai nhà?

Những sự cố khi khe tường bị thấm dột

Khi khe tường bị nước xâm nhập trong một thời gian dài sẽ xảy ra những hậu quả sau đây:

  • Nước thấm vào tường nhà tạo điều kiện cho nấm mốc, rong rêu phát triển.
  • Khi bị thấm dột trong thời gian dài sẽ có hiện tượng xuất hiện các vết ố, lớp sơn tường bị bong rộp, loang lổ.
  • Khi nước ngấm vào trong trường trong một thời gian dài rất dễ làm chập điện, cháy nổ. Ngoài ra, điều nagyf còn làm giảm hiệu năng sử dụng của các đồ dùng điện ở trong nhà.
  • Môi trường ẩm thấp, đọng nước là điều kiện thuận lợi của nhiều loại vi khuẩn, vi rút khác nhau, chính vì thế mà người tiêu dùng phải đối mặt với những nguy cơ về bệnh đường hô hấp, hệ miễn dịch.
Những sự cố khi khe tường bị thấm dột

Gợi ý cách xử lý chống thấm khe tiếp giáp giữa hai nhà cực đơn giản.

Việc thực hiện chống thấm khe giáp giữa hai nhà nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Xử lý chống thấm phụ thuộc vào tình trạng tường nhà của bạn để chọn được phương pháp chống thấm thích hợp.

Giải pháp chống thấm với nhà đang xây. 

Bạn nên tiến hành xử lý chống thấm cho tường khi đang xây dựng nhà là tốt nhất, vì đây là thời điểm dễ dàng thi công, mang lại hiệu quả tốt nhất và tiết kiệm chi phí nhất so với việc xảy ra thấm dột rồi mới tiến hành chống thấm. 

Nếu nhà bạn xây liền kề với nhà bên cạnh nhưng lại không gian, diện tích để tô trát thì biện pháp tốt nhất bạn nên sử dụng là kết hợp bê tông với phụ gia gốc chống thấm và vữa xây. Biện pháp này có hiệu quả đối với việc ngăn chặn nước từ bên ngoài vào.

Nếu hàng xóm chưa xây dựng thì vấn đề chống thấm này đơn giản hơn rất nhiều. Sau khi tô trát xong, đợi khi trường khô bạn có thể thực hiện thi công theo các bước sau đây:

  • Thi công bả matit để tạo một bề mặt nền vững chắc có khả năng chịu đựng được va đập.
  • Sử dụng 2 lớp sơn lót để tăng khả năng bám dính của lớp sơn chống thấm trên bề mặt. Một sản phẩm sơn lót hỗ trợ chống thấm hiệu quả được nhiều người tiêu dùng ưa thích sử dụng hiện nay là VITEC PR-03. Ngoài ra, sản phẩm này có có thể pha với xi măng để trám những vết nứt, làm mịn bề mặt tường.
  • Thực hiện 2 lớp sơn phủ chống thấm để mang lại hiệu quả chống thấm tốt nhất. Sơn chống thấm tường ngoài có khả năng chống thấm cực kỳ cao được các chuyên gia khuyến khích sử dụng chính là VITEC PU-268
Giải pháp chống thấm với nhà đang xây. 

Trường hợp xây dựng xong nhà bị ngấm nước vào trong

Nếu bạn không có không gian xử lý giữa hai bức tường trong khi tường nhà mới xây đã bị ngấm nước thì biện pháp hữu hiệu nhất là xử lý chống thấm bằng máng nước. Vì trong trường hợp này, hiện tượng thấm nước chưa nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng những biện pháp ngăn nước để bảo vệ hai bức tường.

Đây là một biện pháp dễ dàng thi công và mang lại hiệu quả cao trọng việc ngăn chặn thấm nước khe tiếp giáp giữa 2 nhà liền kề. Bạn cần thiết kế một máng nước bằng tôn đặt giữa hai tường nhà để ngăn nước chảy theo khe xuống tường sau đó ngấm vào trong. Nước sẽ được ngăn lại bởi mái tôn và chảy xuống đất . 

Trường hợp xây dựng xong nhà bị ngấm nước vào trong

Giải pháp chống thấm với tường cũ bị thấm dột

Trong trường hợp tường nhà cũ đã bị thấm dột, bạn buộc phải sử dụng biện pháp chống thấm ngược cho tường nhà vì không gian quá hẹp không thể thực hiện được biện pháp chống thấm thuận. 

Bước 1: Xử lý nguyên nhân gây thấm bên ngoài.

Bước 2: Tiến hành đục và cạo bỏ lớp vỏ vữa trát bên ngoài, sử dụng VITEC RM-01 để trám lại những vết nứt tường.

Bước 3: Sử dụng VITEC LATEX làm chất kết nối nhằm giúp lớp sơn chống thấm bám chắc lên bề mặt.

Bước 4: Tiến hành phủ 2 lớp tinh thể thẩm thấu VITEC SEAL lên bề mặt, sau khi phủ lớp thứ nhất có thể phủ luôn lớp thứ 2 theo hướng vuông góc với nhau.

Bước 5: Phun nước sạch dạng hơi sương để giữ ẩm cho bề mặt sau khi chống thấm. Luôn duy trì độ ẩm trên bề mặt VITEC SEAL khoảng 3  – 4 lần trong 1 ngày và liên tục sau 2 – 3 ngày.

Bước 6: Tiến hành sơn phủ theo ý muốn của gia chủ.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp về cách xử lý khe giáp giữa 2 nhà, bạn có thể lựa chọn cho mình giải pháp thi công phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với VITEC ngay hôm nay bạn nhé!