Trong quá trình thi công sơn chống thấm đôi khi thường xảy ra các sai lầm để lại hậu quả tốn kém về mặt tiền bạc, công sức, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cản trở quá trình lao động, sản xuất. Nếu như bạn biết được các sai lầm đó chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình thi công. Trong bài viết này, Vitec sẽ giới thiệu cho bạn 5 sai lầm thường gặp khi đổ sàn bê tông gây ảnh hưởng đến hiệu quả của sơn epoxy để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức cho quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và tu sửa sau này.
MỤC LỤC
Không xử lý tốt việc chống thấm ngược trước khi đổ sàn bê tông
Chống thấm ngược trước khi đổ sàn bê tông là một việc quan trọng cần thực hiện ngay từ đầu. Bởi vì luôn có một lượng hơi nước nhỏ từ dưới đất đi lên qua các mao mạch của sàn bê tông làm phá vỡ chân bám của lớp sơn epoxy, lâu dần làm xuất hiện hiện tượng phồng rộp, bong tróc sàn epoxy, gây phát sinh thêm chi phí sửa chữa và bảo trì.
Để khắc phục tình trạng thấm ngược này, bạn cần tiến hành xử lý chống thấm ngược trước khi đổ sàn bê tông. Phương pháp chống thấm ngược này giúp cho mặt sàn có thêm lớp bảo vệ, hạn chế được tình trạng bị thấm và giúp sơn epoxy bám dính tốt hơn.
Bê tông không đạt mác, chất lượng
Nếu như sàn bê tông kém chất lượng, không đạt chuẩn thì dù bạn có sử dụng loại sơn epoxy tốt nhất trên thị trường thì hiệu quả mang lại cũng không cao. Do vậy trước khi tiến hành sơn epoxy, sàn bê tông cần đạt những tiêu chuẩn sau:
- Loại bê tông đổ sàn phải là loại bê tông thương phẩm.
- Mác bê tông có thể tùy theo yêu cầu chịu lực của công trình nhưng tối thiểu phải từ 250 trở lên.
- Sàn bê tông phải chịu được áp lực, có sức nén và có kết cấu thép hợp lý.
- Thi công đúng kỹ thuật, không lẫn nhiều tạp chất.
- Pha tỷ lệ nước vừa phải, trộn thật đều.
- Bảo dưỡng bề mặt thi công công trình.
Để đảm bảo sàn bê tông đạt được những tiêu chuẩn trên, bạn cần thực hiện các việc sau đây:
- Đánh bật toàn bộ lớp sơn epoxy cũ bằng máy móc chuyên dụng.
- Xử lý toàn bộ lớp vữa cũ và những chỗ gồ ghề bằng máy mài công nghiệp có gắn các lưỡi sắt.
- Vệ sinh toàn bộ sàn bằng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ toàn bộ tạp chất.
- Dùng bột bả lấp lại các chỗ lồi lõm.
- Tiến hành quy trình thi công sơn epoxy theo đúng quy định.
Không sử dụng máy xoa nền đánh quá bóng sàn bê tông
Sàn bê tông cần được đánh bóng, nhẵn và bằng phẳng bằng máy xoa nền nhằm giúp lớp sơn epoxy bám chắc hơn, đảm bảo thẩm mỹ sau khi thi công cũng như giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Tuy nhiên không nên đánh sàn bê tông quá bóng vì sẽ làm giảm độ bám dính của sơn epoxy với sàn.
Để sử dụng máy xoa nền đúng kỹ thuật, bạn cần chú ý các yếu tố sau:
- Dùng máy xoa nền đẩy tay theo một hướng thẳng để máy xoa được đều hơn.
- Dùng mâm xoa sau khi dùng máy xoa nền đẩy tay.
- Sau khi dùng mầm xoa thì tiếp tục dùng lưỡi xoa để xoa láng bề mặt sàn bê tông.
Sàn bê tông không được xử lý, cắt mạch ngừng bê tông
Mạch ngừng hay còn gọi là khe lún hay khe co giãn của sàn bê tông. Việc cắt mạch ngừng bê tông nhằm hạn chế tình trạng nứt sàn khi bê tông co rút trong lúc đóng rắn và thay đổi nhiệt độ. Nếu sàn bê tông không được xử lý cắt mạch ngừng có thể làm nứt kết cấu sàn bê tông gây ảnh hưởng đến kết cấu của toàn bộ công trình. Điều này có thể làm tăng chi phí thi công, bảo dưỡng và tu sửa về sau.
Sàn bê tông không được bảo dưỡng đúng cách
Sau khi đổ bê tông được 7 ngày cần tiến hành bảo dưỡng sàn bê tông để đảm bảo hiệu quả khi thi công sơn epoxy. Sau 7 ngày thì không cho nước ra sàn bê tông nữa vì sàn bê tông phải đạt độ ẩm tiêu chuẩn dưới 5% trước khi thi công sơn epoxy. Sàn bê tông được bảo dưỡng đúng cách thì quy trình thi công sơn epoxy sẽ dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao cả về chất lượng và thẩm mỹ.
Trên đây là 5 sai lầm thường gặp khi đổ sàn bê tông ảnh hưởng đến hiệu quả sơn Epoxy. Hy vọng sau khi biết đến những sai lầm này bạn sẽ có biện pháp xử lý để quá trình thi công sơn Epoxy diễn ra thuận lợi đạt tính thẩm mỹ và hiệu quả tốt nhất. Nếu còn có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay VITEC để được giải đáp kịp thời và nhanh chóng.