Phân loại các vật liệu chống thấm trong xây dựng

Chống thấm là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng để bảo vệ công trình khỏi sự xâm nhập của nước và các yếu tố môi trường khác. Nếu công trình không được chống thấm cẩn thận sẽ rất nhanh bị xuống cấp và không giữ được độ bền lâu. Vậy bạn đã biết được bao nhiêu loại vật liệu chống thống trong xây dựng? Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Phân loại vật liệu chống thấm theo gốc

Khi phân loại vật liệu theo gốc chống thấm, có thể chia làm 5 loại chính như sau:

  • Chống thấm gốc xi măng
  • Chống thấm gốc Bitum Polymer
  • Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu
  • Chống thấm gốc PU-Polyurethane
  • Chống thấm gốc Epoxy (Là loại ít được sử dụng trong công trình dân dụng).

Ưu, nhược điểm của từng loại chống thấm

Chống thấm gốc xi măng

Xi măng chống thấm thường khác biệt so với xi măng thông thường bởi nó chứa hai thành phần chính: một chất lỏng chống thấm và bột gốc xi măng. Cả hai thành phần này được kết hợp theo tỷ lệ cụ thể để tạo ra một hỗn hợp có khả năng chống thấm tốt nhất. Việc này mang lại nhiều ưu điểm trong việc bảo vệ các bề mặt khỏi sự xâm nhập của nước và các tác động môi trường khác.

Ưu điểm:

  • Có độ bám dính bề mặt tốt, tạo ra lớp chống thấm đồng đều và ổn định.
  • Khả năng chống thấm tương đối tốt, ngăn chặn sự xâm nhập của nước và ngăn ngừa rò rỉ, nhất là trong điều kiện thời tiết bình thường.
  • Tuổi thọ khoảng trên dưới 10 năm, có thể phụ thuộc vào điều kiện sử dụng cụ thể, môi trường và quy trình thi công.

Nhược điểm:

  • Chịu chấn động rung lắc kém, có thể dẫn đến độ co giãn kém và làm giảm hiệu suất chống thấm.
  • Không co giãn được, làm tăng khả năng xuất hiện nứt gãy, và khi có nứt, khả năng chống thấm sẽ giảm đi đáng kể.
  • Không thích hợp với những hạng mục chịu ngâm nước thường xuyên (vì màng chống thấm sẽ bị mềm và dễ thấm)
Chống thấm gốc xi măng

Chống thấm gốc Bitum Polymer

Gốc Bitum gồm 2 loại là: Gốc Bitum dạng lỏng dùng để quét tạo màng ngăn nước; Gốc Bitum dạng màng khò. Trong gốc bitum dạng màng có màng khò nhiệt và màng tự dán.

Ưu điểm:

  • Khả năng chống nước và hơi nước rất tốt.
  • Chống lại tia UV, giúp sản phẩm duy trì hiệu suất chống thấm trong thời gian dài.
  • Có tính đàn hồi tốt, giúp chống chịu được các biến động và co giãn của bề mặt áp dụng.

Nhược điểm:

  • Độ bền không cao, tuổi thọ kém (dưới 10 năm), có thể cần thường xuyên bảo trì hoặc tái ứng dụng.
  • Mối nối các màng vẫn là nhược điểm lớn, đặc biệt những điểm góc rất khó xử lý.
  • Thi công để bị vào hơi (phồng) màng sẽ bị oxi hóa rất nhanh (khoảng 24 tháng) làm mất khả năng chống thấm.
  • Yêu cầu kỹ thuật thi công cao, khó thi công chuẩn.
  • Có thể xảy ra tình trạng bong rộp do độ bám dính kém, đặc biệt là trên bề mặt bê tông.
  • Độc hại với môi trường và người sử dụng, một số nước đã bị cấm sử dụng do ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Chống thấm gốc Bitum Polymer

Chống thấm gốc Silicate dạng thẩm thấu

Ưu điểm:

  • Có khả năng bám dính mạnh mẽ, giúp tạo ra lớp chống thấm vững chắc trên bề mặt.
  • Xử lý dạng thẩm thấu giúp khắc phục mọi nhược điểm về rò rỉ bên trong, bảo vệ cấu trúc khỏi sự xâm nhập của nước.
  • Độ bền ổn định và giữ được chất lượng qua thời gian dài.
  • Sản phẩm có khả năng chống thấm linh hoạt, sử dụng hiệu quả trong nhiều tình huống khác nhau.
  • Khả năng chống lại các tác động như va đập, ma sát, và hóa chất cũng như môi trường nước biển.
  • Dễ thi công và phối trộn linh hoạt, có thể áp dụng trên cả các bề mặt gồ ghề.
  • Sản phẩm không gây hại cho môi trường và an toàn khi sử dụng.

Nhược điểm: Một trong những hạn chế của sản phẩm này là chi phí đầu tư ban đầu khá cao, điều này có thể làm tăng tổng chi phí của dự án chống thấm.

Vật liệu chống thấm gốc PU-Polyurethane

Ưu điểm:

  • Là sản phẩm gốc hữu cơ, giúp giảm tác động độc hại đối với môi trường và người sử dụng.
  • Độ đàn hồi, độ giãn dài cao, giúp nó chịu được các biến động và co giãn trên bề mặt áp dụng.
  • Bám dính như chống thấm gốc xi măng, giúp tạo ra lớp chống thấm mạnh mẽ.
  • Không xuất hiện mối nối khi thi công, giảm nguy cơ rò rỉ ở các điểm yếu.
  • Tuổi thọ trên dưới 10 năm, tuỳ thuộc vào điều kiện sử dụng

Nhược điểm:

  • Giá thành cao so với các gốc chống thấm khác (ít dùng trong dân dụng)
  • Là dạng phủ bề mặt lên yêu cầu bề mặt thi công cần phải xử lý rất kỹ mới mang lại hiệu quả.
Vật liệu chống thấm gốc PU-Polyurethane

Chống thấm gốc Epoxy

Chống thấm gốc Epoxy là một loại sơn hai thành phần gồm thành phần A và thành phần B. Thành phần A chứa các hạt màu nhỏ cùng dung môi và chất phụ gia, trong khi thành phần B chứa chất đóng rắn giúp sơn có thể đông cứng. Đây là một sản phẩm chống thấm đặc biệt được sử dụng trong nhiều ứng dụng xây dựng và công nghiệp.

Ưu điểm: Có tất cả những ưu điểm của các loại chống thấm khác hiện có trên thị trường. Sơn chống thấm gốc Epoxy được xem là lựa chọn số một của các nhà thầu xây dựng.

Nhược điểm: Giá thành khá cao so với thị trường.

Bài viết trên, chúng tôi vừa cung cấp đến bạn một số thông tin để phân biệt các vật liệu chống thấm trong xây dựng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có hiểu  hơn về các loại vật liệu chống thấm, từ đó đưa ra sự lựa chọn thông minh nhất cho công trình của mình. Đừng quên theo dõi chống thấm VITEC để cập nhập những sản phẩm chống thấm đang được ưa chuộng nhất hiện nay.