Vì sao tường nhà mới xây bị nứt? Cách khắc phục hiệu quả mà bạn nên biết

Vì sao tường nhà mới xây bị nứt?” Đây câu hỏi của nhiều người gặp phải tình trạng và không biết tại sao tường nhà mới xây lại bị nứt. Điều này khiến cho ngôi nhà mất đi tính thẩm mỹ và điều này còn tạo ra cảm giác bất an, lo lắng cho người sinh sống và sử dụng. Chính vì thế, chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi “ Vì sao tường nhà mới xây bị nứt” và đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả qua bài viết sau đây.

Vì sao nhà mới xây bị nứt tường?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tường nhà mới xây lại bị nứt, tuy nhiên sau đây là 3 nguyên nhân cơ bản:

Tường nhà mới xây bị nứt vì được xây trên nền đất yếu, không ổn định

Địa chất đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nền móng ngôi nhà. Nếu ngôi nhà nằm trên nền đất yếu, mềm, trũng, khi ép cọc không đều hoặc sai lệch tim sẽ khiến móng bị lún. Chính vì thế mà xảy ra hiện tượng nứt tường chỉ sau một thời gian sử dụng. Chính vì thế, trước khi thi công bạn phải tiến hành đánh giá kết cấu địa chất:

  • Đánh giá nền để xem xét hình thức thi công ép cọc hay móng băng là phù hợp.
  • Xây dựng các biện pháp thi công phù hợp với địa chất và có phương án dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.
    Tường nhà mới xây bị nứt vì được xây trên nền đất yếu, không ổn định

Tường nhà mới xây bị nứt vì kỹ thuật thi công xây dựng kém

Sau đây là một số trường hợp ảnh hưởng đến kết cấu của trường trong quá trình thi công.

  • Gia cố, ép cọc, thi công móng không đảm bảo kỹ thuật.
  • Sử dụng bê tông không đạt chuẩn, mác không đủ.
  • Sử dụng cốt thép kém chất lượng hoặc bố trí thép thưa, bản rộng.
  • Giằng móng kém chất lượng.
  • Khi thi công để xảy ra hiện tượng mạch ngừng.
  • Sử dụng các chất liệu khác nhau làm bê tông giữa các lần đổ.
  • Xây nhà vượt quá giới hạn chịu lực của móng do không tính toán kỹ lưỡng

Trong quá trình thi công khó để tránh khỏi xảy ra các rủi ro như nứt móng, lún móng. Chính vì thế, cần phải giám sát chặt chẽ về mặt kỹ thuật để hạn chế tối đa nhất các rủi ro có thể xảy ra.

Tường nhà mới xây bị nứt do tác động của ngoại cảnh

Đây là nguyên nhân khó có thể tránh khỏi dẫn đến nứt tường nhà. Một số tác động như: địa dư địa chấn, bị đâm đụng, khoan tường  và đặc biệt ảnh hưởng từ nền móng do nhà bên cạnh xây dựng khiến cho ngôi nhà bị rung lắc làm cho  kết cấu tường cùng lớp vữa trát bị đứt gãy.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân dẫn đến nứt tường chính chính là xây nhà vào những ngày thời tiết nắng gắt khiến vật liệu xây dựng bị ngót hơi nước nhanh, xi măng chưa kịp kết dính gây ra sự xuất hiện của các vết chân chim trên tường.

Cách khắc phục tường nhà mới xây bị nứt

Để khắc phục hiện tượng tường nhà bị nứt bạn phải xem xét mức độ nứt tường nặng hay nhẹ và trả lời được câu hỏi “ Tại sao tường nhà mới xây bị nứt” thì mới đưa ra được biện pháp kỹ thuật phù hợp để trám và các vết nứt đồng thời khôi phục liên kết giữa các phần tử và chống thấm.

Các vết nứt nhỏ, vết chân chim

Đây là trường hợp nhẹ có thể xử lý các đối tượng này tương đối đơn giản. Bạn có thể sử dụng một trong các biện pháp sau:

  • Sử dụng vữa già, xi măng và cát mịn

Bước 1: Đục lớp hồ cũ dọc theo khe nứt chân chim trên tường.

Bước 2: Loại bỏ bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa,… còn bám trên bề mặt

Bước 3: Tiến hành tạo ẩm tường bằng nước sạch.

Bước 4: Tiến hành bịt các vết nứt bằng hỗn hợp vữa già, xi măng và cát mịn.

Bước 5: Đợi từ 7 – 10 ngày rồi mới tiến hành sơn, trát, hoàn thiện

Sử dụng vữa già, xi măng và cát mịn
  • Xử lý các vết nứt nhỏ bằng VITEC PU SEAL

VITEC PU SEAL là loại keo có gốc Polyurethane, có đặc tính là độ đàn hồi thấp, không võng. Sản phẩm sẽ được kết hợp với hơi nước và độ ẩm có trong không khí, có thể được sử dụng cho khe nối bên trong và bên ngoài, khe nối giãn nở, di chuyển và khe nối xây dựng.

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

  • Tiến hành đục dọc vết nứt thành hình chữ V
  • Loại bỏ bụi bẩn, vữa thừa, lớp sơn bóng tróc còn bám trên bề mặt.

Bước 2: Dùng súng để thi công Vitec Pu liên tục và duy trì cùng một áp suất

  • Dùng dải băng giấy trên bề mặt để kiểm soát keo cũng như có được bề mặt đẹp
  • Hoàn thiện bề mặt keo bằng muỗng hay dải bằng kim loại
  • Rửa sạch ngay dụng cụ và thiết bị với cồn trắng.

Bước 3: Đợi từ 2 – 3 giờ rồi mới tiến hành sơn hoàn thiện

  • Xử lý vết nứt tường bằng Vitec Latex

VITEC LATEX là sản phẩm phụ gia sơn chống thấm, tác nhân kết nối, hồ dầu chống thấm gốc polymer 1 thành phần, dùng để sửa chữa mặt phẳng ngang, mặt đứng và tầng trên.

Bước 1: Cắt đục phần được sửa chữa với bề sâu tối thiểu 10mm tránh vát cạnh, tạo cạnh vuông. Đập vỡ vùng sửa chữa với độ sâu ít nhất 6mm lên đến cạnh đã cắt.

Bước 2: Tưới nước lên bề mặt để tạo ẩm nhưng chú ý không để đọng nước.

Bước 3: Nên quét trước lớp hồ dầu hỗn hợp  1 VITEC LATEX : 1 thể tích nước : 3 thể tích xi măng (hay 1:1:4 theo phần khối lượng) với độ dày từ 1-2 mm.

Bước 4: Tiến hành trộn hỗn hợp VITEC LATEX theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng máy trộn tốc độ thấp.

Bước 5: Tiến hành trám hỗn hợp vào vết nứt. Vữa VITEC LATEX có thể thi công với bề dày tối thiểu 6mm và có thể dày lên đến 40mm tùy theo đặc tính của việc sửa chữa.

Xử lý vết nứt tường bằng Vitec Latex

Xử lý các vết nứt sâu, lớn

Việc xảy ra các vết nứt lớn chủ yếu là do lún nền, chấn động địa chất,…Chính vì thế mà bạn dễ dàng thấy một đường nứt lớn, tạo khe hở rõ ràng. Vì thế bạn cần xác định chính xác mức độ ảnh hưởng rồi đưa ra phương án khắc phục thích hợp.

  • Vết nứt tại mép cửa

Các vết nứt trên mép cửa thường xuất hiện do do đà lanh tô cửa không đủ chuẩn thiếu độ dài, thiếu đoạn neo gối lên 2 đầu tường hay do đóng, mở cửa mạnh. Chính vì thế, để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn cần đúc đà lanh tô vươn khỏi đố cửa ít nhất 20cm.

Nếu bạn chỉ đập mỡ cục đồ đà lanh và đắp vữa thì vết nứt sẽ tiếp tục quay trở lại sau một thời gian sử dụng. Biện pháp mang lại hiệu quả nhất trong trường hợp này chính là đục lấy đà lanh tô ra rồi thay bằng đà lanh khác đúng tiêu chuẩn.

  • Vết nứt dâu xuyên qua tường

Với trường hợp này rất có thể đã ảnh hưởng đến lớp gạch và gạch bị nứt, bạn cần quan sát tính trạng này có tiếp tục xảy ra hay không. Đây chính là trường hợp rất khó khắc phục, chính vì thế, bạn nên lựa chọn cho mình một đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp để xử lý nhanh chóng hiện tượng này để tránh vết nứt lan đến các vị trí khác rất nguy hiểm.

  • Vết nứt nghiêng trên tường

Đây chính là vết nứt khó sửa chữa nhất. Chúng thường xuất hiện ở nhiều mảng tường của các tầng khác nhau, nhất các vị trí sát mép sàn, gần các cột, xiên vào giữa tường,…Nguyên nhân dẫn đến trường hợp này chính là do nhà bị lún. Chính vì thế, để khắc phục hiện tượng này bạn phải tiến hành chống lún. 

Bạn không còn cách nào khác mà buộc phải tìm đến các đơn vị thi công chuyên nghiệp để xử lý loại vết nứt này một cách triệt để vì các thao tác đục rỗng vết nứt để trám vá chỉ là biện pháp tạm thời, không hiệu quả vì chúng chưa ngăn chặn được nguyên nhân cốt lõi gây ra vết nứt.

Lưu ý khi tường nhà mới xây bị nứt

Khi thực hiện khắc phục vết nứt tường, bạn phải tiến hành kiểm tra và xem xét thật kỹ nguyên nhân và mức độ nứt tường để lựa chọn phương pháp thi công phù hợp. Nếu bạn không quá am hiểu về xây dựng, bạn có thể nhờ đến thợ trợ giúp.

Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân “Vì sao tường nhà mới xây bị nứt” và phương pháp khắc phục phù hợp cho từng loại vết nứt, hy vọng bạn có thể dựa vào đó để xem xét mức độ bị nứt tường nhà bạn để có biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với VITEC ngay để được giải đáp.