Cách chống thấm lỗ thoát sàn hiệu quả 100% mà bạn nên biết

Chống thấm lỗ thoát sàn là hạng mục vô cùng quan trọng và cần thiết về lỗ thoát sàn thường bị đọng lại nước thả, dễ bị thấm nước và gây rò rỉ nước ở nhà vệ sinh. Tuy nhiên, hạng mục này lại không được nhiều người chú ý và biết đến. Chính vì thế, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách chống thấm lỗ thoát sàn hiệu quả 100% qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về lỗ thoát sàn

Trước khi đi vào tìm hiểu cách thi công chống thấm lỗ thoát sàn, chúng ta hãy cùng thông tin chung nhất về lỗ thoát sàn để hiểu rõ được các hiệu quả của các bước trong quy trình thi công.

Lỗ thoát sàn là gì?

Lỗ thoát sàn hay còn gọi là ga thoát sàn, phễu thoát sàn… Đây là thiết bị được gắn trực tiếp vào đầu miệng ống thoát nước và mặt sàn bê tông. Công dụng chính của lỗ thoát sàn là thoát nước trong quá trình sử dụng hoặc thoát nước mưa trên sân thượng. Đồng thời, các loại lỗ thoát sàn này còn có tác dụng lọc rác, chống mùi và côn trùng từ dưới cống bay lên.

chong-tham-lo-thoat-san-1
Lỗ thoát sàn là gì?

Nắp đậy lỗ thoát sàn được thiết kế như nào?

Các nắp đậy lỗ thoát sàn thường có thiết kế rất đa dạng nhưng chúng có đặc điểm chung là cấu tạo có 2 lớp lọc. Phần nắp phía trên thường thường rất dễ dàng tháo lắp thuận lợi cho việc vệ sinh. Còn phần nắp phía dưới thường được thiết kế với kích thước lớn hơn và có nhiều lỗ thoát hơn. Đầu này giúp cho việc giữ lại cặn bẩn, rác thải một cách hiệu quả. 

Tại sao cần phải chống thấm lỗ thoát sàn

Thi công chống thấm lỗ thoát sàn là hạng mục vô cùng quan trọng và cần thiết cho công trình, nhất là lỗ thoát sàn tại khu vực nhà tắm và nhà vệ sinh.

Tại vị trí lỗ thoát sàn là nơi tiếp giáp giữa sàn bê tông và ống nhựa thoát nước. Với sự chênh lệch nhiệt độ chênh lệch lớn theo mùa khiến cho kết cấu bê tông bị có giãn dẫn nết nứt vỡ mặt sàn xung quanh hoặc làm cho lớp bê tông không còn khả năng bám dính vài đường ống. Điều này làm cho nước ở sàn tầng trên ven theo nép ngoài của đường ống và rò rỉ xuống tầng dưới.

chong-tham-lo-thoat-san-2
Tại sao cần phải chống thấm lỗ thoát sàn

Cách xử lý chống thấm lỗ thoát sàn

Quy trình chống thấm lỗ thoát sàn cần phải được thi công tỉ mỉ, cẩn thận vì đây là điểm rất dễ gây ra hiện tượng thấm xuyên sàn. Việc thi công chống thấm xuyên sàn nên được thi công ngay từ khi xây dựng, bởi khi đã xảy ra hiện tượng thấm dột mới bắt đầu giải quyết thì công tác này cần phải xử lý rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và phi phí.

Bước 1: Chuẩn bị trước thi công

  • Dọn dẹp mặt sàn, tiến hành tháo dỡ các chướng ngại còn trên mặt sàn và xử lý phần nước đọng đảm bảo không còn nước trên bề mặt.
  • Các mảnh vỡ của bê tông trong quá trình xây dựng còn vương vãi không nên tô vữa xi măng che phủ trước khi thi công hay dùng dùng nước trộn xi măng để quét hồ dầu xi măng bảo dưỡng bê tông.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt

  • Trước khi chống thấm ống thoát sàn, đòi hỏi các đường ống hay hộp kỹ thuật cần được định vị. Sau đó lắp đặt hoàn tất, chắc chắn, được trám vữa hoặc bê tông. Độ dày tối thiểu cần đạt được của lớp trám = ½ bề dày bê tông.
  • Đối với các hộp kỹ thuật, tường bao cần tiến hành xây trát. Chiều cao cần thiết để đảm bảo hiệu quả gia cố chống thấm là 30cm.
  • Dùng khoan, đục chuyên dụng để xử lý chỗ bê tông thừa, làm lộ bề mặt kết cấu bê tông.
  • Trên bề mặt kết cấu bê tông, tiến hành kiểm tra và đục mở miệng các vết nứt dài hay xuyên sàn với chiều rộng từ 1 – 2 cm và chiều sâu 2cm. Ngoài ra, cần phải đục gỡ sạch các tạp chất còn bám lại trên kết cấu bê tông, đặc biệt là tại vị trí các góc chân tường.
  • Đục rãnh bao quanh cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật từ 2 – 3 cm để tiếp cận với nhiều chất chống thấm hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vụn bê tông, bụi bẩn trên bề mặt.

Bước 3: Thi công chống thấm lỗ thoát sàn

Quy trình thi công cần phải xử lý cẩn thận và có vật liệu chống thấm chất lượng mới đem lại hiệu quả chống thấm tối đa, xử lý triệt để sự cố chống thấm.

  • Quấn thanh thủy trương VITEC PU SEAL (cao su trương nở) bao quanh cổ ống thoát nước.
  • Quét bê tông bằng vật liệu chống thấm cổ ống VITEC LATEX đã được chuẩn bị.
  • Đổ vữa VITEC GROUT không co ngót để lấp đầy cổ ống đã đục.
  • Nếu cần thiết có thể sử dụng thêm một số sản phẩm trám khe, keo chống thấm lấp đầy lỗ sàn.
  • Sau 24h tiến hành bảo dưỡng vào nghiệm thu, sau đó mới tiến hành lát gạch và đặt phễu thoát sàn.
chong-tham-lo-thoat-san-3
Cách xử lý chống thấm lỗ thoát sàn

Lưu ý khi chống thấm lỗ thoát sàn

Sau đây là một số lưu ý bạn cần ghi nhớ để mạng lại hiệu quả chống thấm tốt nhất cho công trình:

  • Sử dụng vật liệu thi công là vật liệu chống thấm có chất lượng tốt và đảm bảo thi công đúng theo quy trình.
  • Sau khi thi công chống thấm, phải được bảo dưỡng và nghiệm thu trong 24 giờ rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.
chong-tham-lo-thoat-san-4
Lưu ý khi chống thấm lỗ thoát sàn

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về quy trình chống thấm lỗ thoát sàn, thi vọng nó sẽ có ích trong việc bảo vệ cho ngôi nhà của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ với VITEC ngay hôm nay để được tư vấn.